Bài tập lý thuyết trọng tâm peptit và protein (nâng cao)

Cập nhật lúc: 14:35 01-07-2016 Mục tin: Hóa học lớp 12


Để giải được bài tập về peptit và protein thì cần nắm vững lý thuyết nâng cao của chúng, tổng hợp các câu hỏi nâng cao được giải chi tiết dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.

25 BT LÝ THUYẾT NÂNG CAO VỀ PEPTIT VÀ PROTEIN

 

Bài 1. Từ hỗn hợp gồm glyxin và alanin tạo ra tối đa bao nhiêu peptit trong phân tử có 2 liên kết peptit ?

A.6.                           B.4                              C.5.                             D.8.

Bài 2.Thủy phân peptit: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(COOH)-(CH2)2COOH

Sản phẩm nào dưới đây không thể có ?

A.Ala                                    B.Gly-Ala

C.Ala-Glu                            D.Glu-Gly

Bài 3.Cho P là một tripeptit được tạo ra từ các amino axit X, Y và Z (Z có cấu tạo mạch thẳng). Kết quả phân tích các amino axit X, Y và Z này cho kết quả sau:

 

Khi thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là X-Z và Z-Y. Vậy cấu tạo của P là:

A.Gly – Glu – Ala                           B.Gly – Lys – Val

C.Lys – Val – Gly                           D.Glu – Ala – Gly

Bài 4.Cho các phát biểu sau:

(a) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.

(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit: Gly, Ala.

(d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím.

Số phát biểu đúng là:

A.1.               B.2.                             C.3.                             D.4.

Bài 5.Cho các dung dịch sau: saccarozơ, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, ancol etylic, Gly-Ala. Số dung dịch tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A.3.               B.6.                             C.4.                             D.5.

Bài 6.Cho một peptit sau: Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe. Thủy phân không hoàn toàn peptit này thành các peptit ngắn hơn. Trong số các peptit tạo ra có bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ?

A.5.               B.6.                             C.12.                           D.14.

Bài 7.Cho các phát biểu sau về protein:

(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein có trong cơ thể người và động vật.

(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.

(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.

Phát biểu nào đúng ?

A.(1), (2), (4)                                               B.(2), (3), (4)

C.(1), (3), (4)                                               D.(1), (2), (3)

Bài 8.Cho các chất sau:

(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH        

(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH

(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH      

(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH

(5) NH2-CO-NH2                                                             

(6) CH3-NH-CO-CH3

(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2

Trong các chất trên, số peptit là:

A.1.                           B.2.                             C.3.                             D.4.

Bài 9.Thuỷ phân đipeptit X có công thức phân tử C7H14N2O3 trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa. Công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là

A.CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2COOH.

B.H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CH2-CH2-COOH.

C.CH3-CH(NH2)-CH(CH3)-CONH-CH2COOH.

D.H2N-CH2-CONH-CH2-CH(CH3)-CH2-COOH.

Bài 10.Nhận xét nào sau đây sai ?

A.Các aminoaxit là những chất rắn kết tinh không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.

B.Có thể phân biệt glixerol và lòng trắng trứng bằng phản ứng màu với dung dịch HNO3 đặc.

C.Các dung dịch glyxin, alanin, valin, anilin đều không làm đổi màu quỳ tím.

D.Tất cả các peptit và protein trong môi trường kiềm đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

Bài 11.Thủy phân hoàn toàn 1,0 mol tetrapeptit mạch hở X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Số đồng phân cấu tạo của tetrapeptit X là:

A.10.                         B.12.                           C.18.                           D.24.

Bài 12.Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là

A.6.                           B.7.                             C.5.                             D.8.

Bài 13.Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là:

A.Ala, Gly.                           B.Ala, Val.

C.Gly, Gly.                           D.Gly, Val.

Bài 14.Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh.

B.Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

C.Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.

D.axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính.

Bài 15.Cho các chất sau: Glixerol, ancol etylic, p-crezol, phenylamoni clorua, valin, lysin, anilin, Ala-Gly, phenol, amoni hiđrocacbonat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A.10.                         B.9.                             C.7.                             D.8.

Bài 16.Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3-monoclopropan1,2-điol (3-MCPD), (3) etilenglicol, (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6) tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dịch có thể hòa tan Cu(OH)2

A.3.                           B.5.                             C.4.                             D.6.

Bài 17.Cho các phát biểu sau:

(a) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure

(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit

(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly; Ala.

(d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím

Số phát biểu đúng là

A.1.                           B.2.                             C.3.                             D.4.

Bài 18.Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Aminoaxit đầu N, aminoaxit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là

A.Gly, Gly.                           B.Gly, Val.

C.Ala, Val.                           D.Ala, Gly.

Bài 19. Thủy phân peptit :

 

Chất nào dưới đây là có thể tạo thành trong hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng ?

A.Ala-Glu                            B.Glu-Ala

C.Ala-Gly                            D.Glu-Gly

Bài 20.Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh.

B.Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

C.Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.

D.axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính.

Bài 21.Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Khẳng định đúng là

A.Trong X có 4 liên kết peptit.

B.Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.

C.X là một pentapeptit.

D.Trong X có 2 liên kết peptit.

Bài 22.Có các amino axit: glyxin (Gly), alanin (Ala) và valin (Val). Có thể điều chế được bao nhiêu tripeptit mà trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa đồng thời cả 3 amino axit trên ?

A.4.                           B.8.                             C.6.                             D.3.

Bài 23. Cho các nhận xét sau:

(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.

(2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.

(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước.

(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được tối đa 5 tripeptit khác nhau có chứa một gốc Gly.

(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.

Có bao nhiêu nhận xét đúng ?

A.6.                           B.3.                             C.4.                             D.5.

Bài 24. Có các phát biểu sau:

(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.

Số phát biểu đúng là

A.1.                           B.2.                             C.3.                             D.4.

Bài 25. Cho các phát biểu sau:

(a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.

(b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-5oC) thu được muối điazoni.

(c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng.

(d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6.

(e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.

(g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp.

Số phát biểu đúng

A.3                            B.5                              C.6                              D.4

 

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:  Đáp án D

Từ hỗn hợp glyxin (G) và alanin (A) tạo ra tối đa 8 peptit trong phân tử có 2 liên kết peptit:
A-A-A, A-A-G, A-G-A, A-G-G, G-G-G, G-A-G, G-A-A, G-G-A → Đáp án đúng là đáp án D
Chú ý: có thể tính nhanh theo lí thuyết xác suất từ hỗn hợp A và G thì có thể tạo ra tối đa 2 × 2 × 2 = 8 tripeptit trong phân tử có 2 liên kết peptit.

Câu 2: Đáp án D

Thủy phân peptit Gly-Ala-Glu thì có thể thu được các sản phẩm Ala, Gly-Ala, Ala-Glu, Gly, Glu → Sản phẩm không thể thu được là Glu-Gly → Đáp án đúng là đáp án D

Câu 3: Đáp án A

X có dạng CxHyOzNt

→ X có CTĐGN là (C2H5O2N)n. Mà MX = 75 → n = 1 → X là C2H5O2N (Glyxin).
• Tương tự ta tìm được Y là C3H7O2N (Alanin), Z là C5H9O4N (Axit glutamic)
• Thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là Gly-Glu và Glu-Ala → P là Gly-Glu-Ala → Đáp án đúng là đáp án A

Câu 4:   Đáp án A

(a) sai, đipeptit không cho phản ứng màu biure
(b) sai, có 1 liên kết
(c) đúng
(d) sai, không đổi màu
Chọn A

Câu 5: Đáp án C

Các chất tác dụng được là: saccarozo, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, abumin
Chọn C

Câu 6: Đáp án D

Thủy phân không hòa toàn peptit trên thì được 5 tripeptit, 4 tetrapeptit, 3 pentapeptit và 2 hexapeptit cho phản ứng màu biure
Chọn D

Câu 7:  Đáp án A

• (1) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu
→ (1) đúng.
• (2) Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật → (2) đúng.
• Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm sẽ thu được hỗn hợp các α-amino axit → (3) sai
• (4) đúng. VD anbumin.
Vậy các mệnh đề đúng là (1), (2), (4) → Đáp án đúng là đáp án A

Câu 8:  Đáp án C

Các chất peptit là:(1),(3) và (7)
Các chất còn lại không thỏa mãn điều kiện là chứ liên kết CO và NH của 2 amino axit
Chọn C

Câu 9:  Đáp án A

Thủy phân X có CTPT C7H14N2O3 thu được hai muối H2N-CH2-COONa + CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COONa
→ X là H2N-CH2-CONH-CH(C3H7)-COOH hoặc CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2-COOH → Đáp án đúng là đáp án A
Chú ý : Protein được tạo bởi từ các α-amino axit.

Câu 10:   Đáp án D

• Đáp án A đúng
• Lòng trắng trứng phản ứng với HNO3 cho hợp chất mới mang nhóm NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 thành kết tủa; glixerol thì không có hiện tượng gì → Đáp án B đúng
• Glyxin, alanin, valin đều có pH = 7 nên không làm đổi màu quỳ tím; anilin là amin có tính bazơ yếu nên cũng không làm đổi màu quỳ → Đáp án C đúng
• Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng màu biure → Đáp án D sai → Ta chọn đáp án D

Câu 11: Đáp án B

Đồng phân của X là:
Chọn B

Câu 12: Đáp án C

Vì Y là đipeptit có số C là 6 nên xảy ra e 2 trường hợp là đipeptit của C3 hoặc đipept của C2 và C4
Với C3 chỉ có 1 đồng phân Ala-Ala
Với C2 và C4 thì C4 có 2 đồng phân α-amino axit nên số đồng phân sẽ là: 2*2=4
Vậy có tất cả 5 đồng phân
Chọn C

Câu 13: Đáp án D

• Thủy phân 1 mol pentapeptit X → 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin → X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val
• Ta có Ala-Gly và Gly-Gly-Val → Ala-Gly-Gly-Val
Có Gly-Ala, vừa tìm được Ala-Gly-Gly-Val và X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val → Gly-Ala-Gly-Gly-Val → Đầu N là Gly, đầu C là Val

Câu 14: Đáp án D

HD • Đáp án A sai vì đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không phản ứng với Cu(OH)2
• Đáp án B sai vì trong phân tử tripeptit mạch hở có 2 liên kết peptit
• Đáp án C sai vì khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, sẽ thu được hỗn hợp α-amino axit
• Đáp án D đúng vì axit glutamic vừa có -NH2 và -COOH nên có tính lưỡng tính
→ Ta chọn đáp án D

Câu 15: Đáp án C

Chất tác dụng với NaOH là: p-crezol, phenylamoni clorua, valin, lysin, Ala-Gly, phenol, amoni hiđrocabonat(7)
Chọn C

Câu 16: Đáp án B

• (1) 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
• (2) 2(C3H7O2Cl) + Cu(OH)2 → (C3H6O2Cl)2Cu + 2H2O
• (3) 2C2H6O2 + Cu(OH)2 → (C2H5O2)2Cu + 2H2O
• (5) 2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O
• (6) tetrapeptit + Cu(OH)2 → phức chất có màu tím đặc trưng.
→ Có 5 dung dịch có thể hòa tan Cu(OH)2 → Đáp án đúng là đáp án B

Câu 17: Đáp án A

• Gly-Ala là đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không phản ứng với Cu(OH)2 → (a) sai
• Trong phân tử đipeptit có 1 liên kết peptit → (b) sai
• Có thể tạo ra tối đa 2 × 2 = 4 đipeptit từ Gly, Ala → (c) đúng
• Dung dịch Glyxin có pH = 7 → không làm đổi màu quỳ tím → (d) sai
→ có 1 phát biểu đúng → Đáp án đúng là đáp án A

Câu 18: Đáp án B

• Thủy phân 1 mol pentapeptit X → 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin → X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val
• Ta có Ala-Gly và Gly-Gly-Val → Ala-Gly-Gly-Val
Có Gly-Ala, vừa tìm được Ala-Gly-Gly-Val và X có 3 mắt xích Gly, 1 mắt xích Ala, 1 mắt xích Val → Gly-Ala-Gly-Gly-Val → Đầu N là Gly, đầu C là Val

Câu 19:  Đáp án A

Peptit có tên là Gly-Ala-Glu khi thủy phân có thể thu được Gly, Ala, Glu, Gly-Ala, Ala-Glu
→ Đáp án đúng là đáp án A.

Câu 20: Đáp án D

• Trong môi trường kiềm, đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 → Đáp án A sai
• Trong một phân tử tripeptit chỉ có 2 liên kết peptit → Đáp án B sai
• Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, sẽ thu được hỗn hợp các α-amino axit → Đáp án C sai
• Axit glutamic có nhóm -NH2 và -COOH nên có tính lưỡng tính → Đáp án D đúng.

→ ta chọn đáp án D

Câu 21: Đáp án D

• Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit.
→ Trong X có 2 liên kết peptit.
Khi thủy phân X thu được 3 loại α-amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, C6H5-CH(NH2)-COOH
Vì các amino axit cấu tạo nên X không hoàn toàn là α-amino axit nên X không là một pentapeptit
→ Chọn D.

Câu 22:  Đáp án C

Số peptit chứa cả 3 amino axit trên là:3! = 6
Chọn C

Câu 23: Đáp án B

(1) Sai. Có thể tạo được 4 đipeptit: Ala-Ala; Ala-Gly; Gly-Ala; Gly-Gly
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Đúng
(5) Sai, chỉ tạo được 4 tripeptit có chứa 1 gốc Glyxin. 1 cái trùng Gly-Phe-Tyr
(6) Sai, cho HNO3 vào anbumin tạo dung dịch màu vàng
=>Đáp án B

Câu 24: Đáp án A

(1) Sai vì tất cả các muối amoni đều tan trong nước
(2) Sai trừ đipeptit k có tính chất này
(3) Sai vì peptit phải là lk -Co-NH- của 2 anpha-amino axit
(4) Đúng. Metyl-, dimetyl-, trimetyl-, etylamin, amoniac đều là chất khí mùi khai ở đk thường
Có 1 phát biểu đúng. Đáp án A

Câu 25: Đáp án D

Xem các phát biểu:

(a). đúng.
(b). sai, phải là axit nitro HNO2 mới đúng, HNO3 không thể tạo ra muối điazoni được.
(c). đúng, vì polipeptit có từ 11 – 50 gốc α – amino axit (mà chỉ cần chứa 2 liên kết peptit trở lên là có thể tạo phức chất với Cu(OH)2 cho màu tím đặc trưng).
(d). sai phải là hexametylendiamin (H2N[CH2]6NH2) chứ không phải là 6-aminohexanoic (H2N[CH2]5COOH).
(e) đúng.
(g). amino axit có nhóm cacboxyl –COOH nên phản ứng được với ancol → este.
Có 4 phát biểu đúng, ta chọn D

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021