Bài tập trắc nghiệm nhôm

Cập nhật lúc: 15:00 01-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Tổng hợp các bài tập dưới đây giúp các em ôn tập lại toán bộ các dạng bài tập về nhôm một cách tốt nhất.

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHÔM

Câu 1. Hoà tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí A (đktc); 2,54g chất rắn B và dung dịch C. Tính khối lượng muối có trong dung dịch C.

A. 3,99g               B. 32,25g             C. 31,45g    D. Kết quả khác

Câu 2. Cho 16,2g kim loại M (hoá trị n không đổi) tác dụng với 0,15 mol O2. Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M.

A. Ca                    B. Mg                            C. Al           D. Fe

Câu 3. Nhúng 1 thanh Al nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh Al ra cân nặng 51,38g. Tính khối lượng Cu đã giải phóng (giả sử tất cả Cu sinh ra bám trên thanh Al)

A. 0,81g               B. 1,62g               C. 1,92g      D. Kết quả khác

Câu 4. Thổi một luồng khí CO qua ống sử dụng mg hỗn hợp Al2O3, MgO, FeO, CuO nung nóng. Khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng chất rắn trong ống sứ có khối lượng 200g. Tính m?

A. 202,4g             B. 217,4g             C.219,8g     D. Kết quả khác

Câu 5. Kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân.

A. Cu                   B. Al                    C. Ag          D. Fe

Câu 6. Hoà tan 7,8g hỗn hợp Al, Mg trong dung dịch HCl dư, phản ứng xong khối lượng dung dịch thu được tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

A. 2,7g và 1,2g     B. 5,4g và 2,4g     C. 5,8g và 3,6g     D. 1,2g và 2,4g

Câu 7. Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,01mol NO và 0,015 mol N2O. Tính m?

A. 1,35g               B. 13,5g               C. 0,27g               D. 2,7g

Câu 8. Những kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HNO3 đậm đặc nguội.

1. Cu     2. Zn       3. Fe           4. Pb           5. Ag           6. Al  7. Cr

A. 1,4, 5               B. 3, 6, 7              C. 3, 5                  D. Tất cả các kim loại

Câu 9. Cho 260ml dung dịch AlCl3 0,1M tác dụng với 40ml dung dịch KOH thì thu được 1,872g kết tủa. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:

A. 0,18M              B. 0,2M      C. 0,02M              D. 1,8M hoặc 2M.

Câu 10. Cho 14g NaOH vào 100ml dung dịch AlCl3 1M. Khi phản ứng kết thúc tính khối lượng kết tủa tạo thành?

A. 7,8g                 B. 3,9g        C. 23,4g                D. Không tạo kết tủa

Câu 11. Cho 150ml dung dịch NaOH 7M vào 100ml dd Al2(SO4)3 1M. Xác định số mol các chất trong dd thu được sau phản ứng.

A. 0,2 mol NaAlO2;0,3 mol Na2SO4;0,25 mol NaOH. 

B. 0,1 mol Al2(SO4)3 ; 0,45 mol Na2SO4; 0,2 mol NaAlO2.

C. 0,2 mol NaOH; 0,2 mol NaAlO2; 0,45 mol Na2SO4.     

D. Tất cả sai.

Câu 12. Hoà tan 3,9g Al(OH)3 bằng 50ml dd NaOH 3M được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần cho vào A để xuất hiện trở lại 1,56g kết tủa.

A. 0,05 lít                                                            B. 0,12 lít  

C. 0,06 lít hoặc 0,12 lít                                                  D. 0,05 lít hoặc 0,12 lít

Câu 13. Đốt bột Al trong bình kín chứa đầy khí Cl2. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 106,5g. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

A. 54g                            B. 18g                  C. 36g                            D. 27g

Câu 14. Hoà tan hỗn hợp A gồm 13,7g Ba và 5,4g Al vào một lượng nước có dư thì thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 6,72 lít             B. 4,48 lít   C. 13,44 lít           D. Một kết quả khác

Câu 15. Cho hỗn hợp A gồm a (mol) Al và 0,2 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B. Dẫn khí CO2 vào dung dịch B thu được kết tủa D. Lọc lấy kết tủa D rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 40,8g chất rắn E. Giá trị tính ra mol của a là:

A. 0,04mol           B. 0,3mol             C. 0,6mol    D. Một kết quả khác

Câu 16. Hiện tượng nào sau đây là đúng.

A. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, lượng vừa xuất hiện, lắc tan, sau một thời gian lại xuất hiện nhiều dần.

B. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất hẳn.

C. Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch NaAlO2,  xuất hiện, sau đó tan dần do khí CO2­ có dư.

D. Cho một luồng khí CO2 từ từ vào nước vôi trong,  xuất hiện nhiều dần và không tan trở lại ngay cả khi CO2 có dư.

Câu 17. Cho 7,22g hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi,chia X thành 2 phần bằng nhau

Phần I tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lit khí (đktc)

Phần II cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lit NO duy nhất (đktc)

Kim loại M và % M trong hỗn hợp là:

A. Al với 53,68%                                          B. Cu với 25,87%

C. Zn với 48,12%                                          D. Al với 22,44%     

Câu 18. Cho 8,3g hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với 1 lit dung dịch A gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B (Không tác dụng với dung dịch HCl) và dung dịch C không có màu xanh của Cu2+ ) Khối lượng chất rắn B và % Al có trong hỗn hợp là:

A. 23,6g và 32,53%                                    B. 24,8g và 31,18%

C. 25,7g và 33,14%                                        D. 24,6g và 32,18%

Câu 19. Hoà tan 0,54g Al bằng 0,5 lit dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A.Thêm V lit dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần ,lọc kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 0,51g chất rắn .Giá trị V là:

A. 0,8 lit                   B. 1,1 lit                    C. 1,2 lit                           D. 1,5 lit

Câu 1. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16g chất rắn . Giá trị của m là:

A. 0,24g                   B. 0,48g                     C. 0,81g                          D. 0,96g

Câu  20. 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M .Thêm từ từ HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần,lọc kết tủa ,nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,02g chất rắn .Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 0,5 lit                 B. 0,6 lit                     C. 0,7 lit                      D. 0,8 lit

Câu 21. Hoà tan 10,8g Al trong một lượng vừa đủ H2SO4 thu được dung dịch A.Thể tích NaOH 0,5M cần phải thêm vào dung dịch A để kết tủa sau khi nung đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng 10,2g là:

A. 1,2 lit hay 2,8lit                                      B. 1,2 lit

C. 0,6 lit hay 1,6 lit                                      D. 1,2 lit hay 1,4 lit

Câu 22. Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 (Biết nồng độ mol của Ba(OH)2 bằng ba lần nồng độ của Al2(SO4)3 ) thu được kết tủa A .Nung A đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bé hơn khối lượng của A là 5,4g

Nồng độ của Al2(SO4)3 và Ba(OH)2 trong dung dịch đầu theo thứ tự là:

A. 0,5M và 1,5M                                            B. 1M và 3M

C. 0,6M và 1,8M                                            D. 0,4M và 1,2M

Câu 23. Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A.Khi cho A tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lit khí H2 (đktc) .Hiệu suất phản ứng  nhiệt nhôm (được tính theo chất thiếu) là:

A. 100%                       B. 85%                          C. 80%                           D. 75% 

Câu 24. Một hỗn hợp 26,8g gồm Al và Fe2O3 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Chia A thành 2 phần bằng nhau

Phần I tác dụng dung dịch NaOH dư thu được khí H2

Phần II tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lit khí H2 (đktc)

Khối lượng Al và Fe có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 5,4g và 11,4g                                              B. 10,8g và 16g

C. 2,7g và 14,1g                                              D. 7,1g và 9,7g

Câu 25. Hoà tan 0,54g một kim loại M có hoá trị không đổi trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M .Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M .

Hoá trị n va kim loại M là:

A. n = 2 ,kim loại Zn                                         B. n = 2, kim loại Mg

C. n = 1, kim loại K                                           D. n = 3, kim loại Al

Câu 26. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M thu được chất rắn A .Khi cho A tác dụng với HCl dư thu được 0,336 lit khí .Giá trị m và khối lượng A là

A. 1,08g và 5,16g                                                 B. 1,08g và 5,43g

C. 0,54g và 5,16g                                                 D. 8,1g và 5,24g

Câu 27. Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M .Phải thêm vào dung dịch này V ml NaOH 0,1M là bao nhiêu để chất rắn thu được sau khu nung kết tủa đến khối lượng không đổi là 0,51g

A. 300 ml                                                       B. 300 ml hay 700 ml

C. 300 ml hay 800 ml                                    D. 500 ml

Câu 28. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 .Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được chất rắn A .A tác dụng với NaOH dư thu được 3,36 lit khí (đktc) còn lại chất rắn B.Cho B tác dụng dung dịch H2SO4 loãng,dư thu được 8,96 lit khí (đktc) .

Khối lượng của Al và Fe2O3 tương ứng là:

A. 13,5g và 16g                                                B. 13,5g và 32g

C. 6,75g và 32g                                                D. 10,8g và 16g

Câu 29. Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ I = 9,65A trong thời gian 30.000s thu được 22,95g Al .Hiệu suất của phản ứng điện phân là:

A. 100%                          B. 85%                    C. 80%                         D. 90%

Câu 30. Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Cho: hiệu suất của các phản ứng là 100%; O = 16; Al = 27; Cr = 52; Fe = 56)

          A. 50,67%.           B. 20,33%.                    C. 66,67%.           D. 36,71%

Câu 31. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)

          A. 1,2.                            B. 1,8.                            C. 2,4.                            D. 2.

Câu 32. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27)

          A. 39,87%.           B. 77,31%.           C. 49,87%.           D. 29,87%.

Câu 33. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52)

          A. 7,84.                B. 4,48.                C. 3,36.                D. 10,08.

Câu 34. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

          A. 0,45.                B. 0,35.                C. 0,25.                D. 0,05

Câu 35. Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là

          A. 0,55.                B. 0,60.                C. 0,40.                D. 0,45

Câu 36. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

          A. 10,8.                B. 5,4.                            C. 7,8.                            D. 43,2.

Câu 37. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).

Giá trị của m là

          A. 22,75               B. 21,40.              C. 29,40.              D. 29,43

Câu 38. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2;

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử

duy nhất). Quan hệ giữa x và y là

          A. x = 2y.             B. y = 2x.             C. x = 4y.             D. x = y.

Câu 39. Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

          A. 150.                 B. 100.                 C. 200.                           D. 300

Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H­2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rán khan. Giá trị của m là:

A. 97,98               B. 106,38             C. 38,34               D. 34,08

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021