Bài tập viết công thức hóa học (Có bài tập áp dụng)

Cập nhật lúc: 16:20 16-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8


Bài viết trình bày chi tiết cách viết công thức hóa học với nhiều dạng bài tập giúp bạn đọc rèn luyện kĩ được dạng bài tập này.

VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC (CTHH)

 Phương pháp

Ví dụ:
CTHH của khí nitơ: N2
CTHH của lưu huỳnh: S

CTHH của kẽm: Zn
CTHH của bạc nitrat (1g; 1N; 3O): AgNO3
(Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho).

BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1
Viết CTHH của:
a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O)
b) Khí gas (gồm 3C; 8H)
c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)
Bài 2
Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất.
a)       Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H.
b)       Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O.
c)       Kali
d)       Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H)
e)       Khí clo
f)         Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) 
g)       Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O)
h)       Silic
i)         Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O)
j)         Khí nitơ
k)       Than (chứa cacbon)
Bài 3
Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:
a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O).
b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O).
c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N).
d) Cát (1Si, 2O).
Bài 4
Viết CTHH trong các trường hợp sau:
a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.
b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon.
Bài 5
Viết CTHH trong các trường hợp sau:
a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O.
b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X . Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.
c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.
Bài 6
Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 7
Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.
Bài 8 (*)
Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì?
Bài 9 (*)
Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.
Bài 10 (*)
Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46.
Bài 11 (*)
Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12% cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A.
Bài 12 (*)
Tìm CTHH của các hợp chất sau:
a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro.
b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng 50,5.
c) Một hợp chất rắn màu trắng, thành phần phân tử có 40,0%C, 6,7%H, 53,3%O và có PTK bằng 180.
d) Một hợp chất khí, thành phần có 75%C, 25%H và có PTK bằng ½ PTK của khí oxi.
HƯỚNG DẪN
Bài 4
a) CTHH chung của A là SxOy
Theo đề bài: SxOy = 32 . x + 16 . y = 64 (1)

Biện luận:

=>  x = 1; y = 2
=> CTHH của A là SO2
Giải thích:

Đề đã cho biết nguyên tố tạo nên chất, ta chỉ đi tìm chỉ số. Tức là ta đặt CTHH chung của A là SxOy.
Như ta đã biết: x, y là số nguyên tử nên phải là số nguyên dương và nhỏ nhất là 1 (x ≥ 1).

Bài này chỉ có một dữ kiện PTK mà chứa tới 2 ẩn x và y. Do đó, ta phải biện luận, tức là giả sử x = 1 thế vào (1) ta tìm được x = 2; tiếp tục x = 2…
b) CTHH chung của B là CxHy
Theo đề bài: CxHy = 1,125SO2 = 1,125 x 64 = 72

             => 12 . x + y = 72          (1)
Mà y = 2,4x          (2)
Thế (2) vào (1)
=> 12 . x + y = 72
=> 12x + 2,4x = 72
=> x = 5
Thế x = 5 vào (2) => y = 12
=> CTHH của B là C5H12
Bài 5

ĐS: 
a)   CuO
b)   SO3
c)   H2SO4
Bài 6

CTHH chung của hợp chất: XH3
Theo đề bài: XH3 = 8,5H2
                   => XH3 = 8,5 . 1 . 2 = 17

          Mà XH3 = X + 1 . 3 
          => X + 3 = 17
          => X = 14
          => X là nitơ, N.
Vậy CTHH của hợp chất là NH3
Bài 7

ĐS: SO3
Bài 8

CTHH chung của hợp chất là CxOy
Theo đề bài:


Vậy CTHH của hợp chất là CO2
Bài 9

ĐS: Fe2O3
Bài 10

CTHH chung của X là CxHyOz
Theo đề bài ta có:


(chú ý công thức (1) luôn được áp dụng đối với dạng bài cho PTK và % từng nguyên tố).

Vậy CTHH của X là C2H6O.
Bài 11
ĐS: CaCO3
Bài 12

a) CTHH chung của muối ăn là NaxCly
%Na = 39,3% => %Cl = 100 – 39,3 = 60,7 (%)

NaxCly = 29,25 H2 = 29,25 . 2 = 58,5
Giải tương tự bài 10 
Ta được kết quả: CTHH của muối ăn là NaCl.
b) ĐS: CH3Cl
c) ĐS: C6H12O6
d) ĐS: CH4

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021