Bài tập xác định công thức cấu tạo của cacbohydrat (Có lời giải chi tiết)

Cập nhật lúc: 14:20 24-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 12


Bài viết tổng hợp một số bài tập xác định công thức của cacbohydrat hay giúp bạn đọc nắm vững kiến thức về cacbohydrat để vận dụng làm các bài tập.

XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA CACBOHYDRAT

 

Câu 1: Phân tử saccarozơ được tạo bởi

A. một gốc glucozơ và một gốc mantozơ.

B. hai gốc fructozơ.        

C. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ.

D. hai gốc glucozơ.

Câu 2: Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với H2 (xt Ni, t°) đều tạo ra sobitol?

A. mantozơ và glucozơ.

B. saccarozơ và fructozơ.           

C. saccarozơ và mantozơ

D. fructozơ và glucozơ.

Câu 3: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

A. Glucozơ                             B. Saccarozơ   

C. Fructozơ                             D. Mantozơ

Câu 4: Đường saccarozơ hay còn gọi là đường mía thuộc loại saccarit nào:

A. Monosaccarit 1                               B. Đisaccarit   

C. Polisaccarit                                     D. Oligosaccarit

Câu 5: Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:

            1- Saccarozơ và dd glucozơ , 2- Saccarozơ  và mantozơ

            3- Saccarozơ , mantozơ và anđêhit axetic .

 Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trong mỗi nhóm?

A. Cu(OH)2/NaOH                                         B. AgNO3/NH3          

C. H2SO4                                                         D. Na2CO3

Câu 6: Bệnh nhân phải tiếp đường ( tiêm hoặc truyền ddịch đường vào tĩnh mạch) đó là loại đường nào?

A. Saccarozơ                                       B. Glucozơ

C. Đường hoá học                              D. Loại nào cũng được

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

A. glucozơ.                                         B. saccarozơ.      

C. fructozơ.                                        D. mantozơ.

Câu 8: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.                                      B. mantozơ.        

C. glucozơ.                                         D. saccarozơ

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số câu phát biểu đúng là

A. 4                             B. 5                             C. 3                             D. 2

Câu 10: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4

B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot

C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iot

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

Câu 11: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.

B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.

C. Còn có tên gọi là đường nho.

D. Có 0,1% trong máu người.

Câu 12: Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n.

A. Tinh bột và xen lulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol  

B.  Tinh bột và xen lulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.

C. Tinh bột và xen lulozơ đều không tan trong nước.

D. Thuỷ phân tinh bột và xen lulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C6H12O6.

Câu 13: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xt axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là

A. (3), (4), (5) và (6).                          B. (1), (3), (4) và (6).

C. (1), (2), (3) và (4).                          D. (2), (3), (4) và (5).

Câu 14: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ                                         B. Glucozơ         

C. Fructozơ                                         D. Saccarozơ.

Câu 15: Dãy các chất đều có thể tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là

A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột         

B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ         

D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ

Câu 16: Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O : mCO2 = 33:88  . Công thức phân tử của X là

A. C6H12O6.                                                           B. C12H22O11.               

C. (C6H10O5)n.                                     D.n(H2O)m.

Câu 17: Có các chất: axit axetic, glixerol, ancol etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?

A. Quì tím                                                       B. Kim loại Na

C. Dung dịch AgNO3/NH3                             D. Cu(OH)2/OH

Câu 18: Chất X là một gluxit có phản ứng thuỷ  phân :   X  + H2O      2Y

X có CTPT nào?

A. C6H12O6                                             B. (C6H10O5)n 

C. C12H22O11                                       D. Không xác định đựơc

Câu 19: Bằng phương pháp lên men, người ta dùng khoai chứa 20% tinh bột để SX ancol etylic. Sự hao hụt của ancol trong SX là 10%. Khối lượng khoai cần để SX 4,60 tấn ancol là:

A. 40,50 tấn                                        B. 45,00 tấn               

C. 30,50 tấn                                        D. 30,00 tấn

Câu 20: Có 4 chất X, Y, Z, T cùng công thức đơn giản nhất. Khi đốt cháy mỗi chất đều cho số mol CO2 = số mol H2O và = số mol O2 tham gia phản ứng cháy. Phân tử khối mỗi chất đều nhỏ hơn 200 và chúng có quan hệ chuyển hoá theo sơ đồ sau:

 

Y là chất nào trong số :

A. CH2O                     B. C2H4O2                               C. C3H6O3                               D. C6H12O6.

Câu 21: Có thể tổng hợp rượu etylic từ CO2 theo sơ đồ sau:

               CO2   Tinh bột    Glucozơ  rượu etylic

Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là  1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%; 75%; 80%.

A. 373,3 lít                                          B. 280,0 lít 

C. 149,3 lít                                          D. 112,0 lít

Câu 22: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:

            Z     dung dịch xanh lam

            Z  kết tủa đỏ gạch.

Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

A. Glucozơ                             B. Fructozơ 

C. Saccarozơ                           D. Mantozơ

Câu 23: Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Tính độ tinh khiết của mẫu saccarozơ trên?

A. 1%                          B. 99%                                    C. 90%                        D. 10%

Câu 24: Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là:

A. C3H4O2                               B. C10H14O7    

C. C12H14O7                            D. C12H14O5

Câu 25: Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng  của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?

A. Tinh bột                                                      B. Saccarozơ 

C. Xenlulozơ                                                  D. Mantozơ

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án : C

Phân tử saccarozo tạo thành từ 1 phân tử α - glucose và 1 phaan tử β - fructose

Câu 2: Đáp án : D

Sobitol là rượu đa chức có công thức phân tử là C6H14O6

=> Khi cộng H2 vào glucose hoặc fructose sẽ thu được sobitol

Câu 3: Đáp án : C

Thành phần của mật ong chứa fructose (38%) , glucose (31%)

Câu 4: Đáp án : B

Đường saccarozo tạo bởi 2 monosaccarit (α - glucose và β - frutose) nên là một đisaccarit

Câu 5: Đáp án : A

Có thể dùng Cu(OH)2 /NaOH

+) Nhóm 1: Chất tạo kết tủa gạch (Cu2O) khi đun nóng với thuốc thử là glucozo

+) Nhóm 2: Chất tạo kết tủa đỏ gạch (Cu2O) khi đun nóng với thuốc thử là mantozo

+) Nhóm 3 : - Chất hòa tan được Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường là saccarozo và mantozo   => Nhận biết được andehit axetic

                    - Sau đó nhận biết như hai nhóm trên

Câu 6: Đáp án : B

Bệnh nhân được truyền dung dịch glucose 5% (đẳng trương với máu) theo đường tĩnh mạch

Câu 7: Đáp án : D

nCO2 = 0,36 mol ; nH2O = 0,33 mol

Bảo toàn Khối lượng => mO = 10,26 - 12nCO2 - 2nH2O = 5,28 g  => nO = 0,33 mol

=> X có Công thức đơn giản nhất là C6H11O6 . Vì MX < 400  => X là C12H22O11

X có phản ứng tráng gương => X là mantozo

Câu 8: Đáp án : B

Mantozo tạo từ 2 gốc α  - glucozo liên kết với nhau bởi liên kết α - 1,4 glicozit.

Do còn nhóm -CHO nên mantozo làm mất màu Br2

Câu 9: Đáp án : D

Thấy rằng: 

(a) Đúng

(b) Sai. Chẳng hạn CCl4 vẫn là hợp chất hữu cơ

(c) Sai. C2H4 (eten) và C3H6 (xiclopropan) không là đồng đẳng

(d) Sai . Glucose bị oxi hóa

(e) đúng

Câu 10: Đáp án : C

Hòa tan các chất vào nước, xenlulozo không tan, tinh bột và saccarozo tan

(Tinh bột tan 1 phần)

Cho I2 vào, tinh bột bị hóa xanh

Câu 11: Đáp án : A

Glucose là chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt.

Câu 12: Đáp án : D

Thủy phân xenlulozo và tinh bột (H+) đều tạo glucose C6H12O6

=> Xenlulozo và tinh bột là sản phẩm trùng ngưng của glucose

=> CTPT là (C6H10O5)n

Câu 13: Đáp án : B

Xenlulozo : +) Có dạng sợi

                 +) Tan trong nước Svayde (Cu(OH)2/NH3)

                 +) Phản ứng với HNO3 đặc 

                 +) Thủy phân trong môi trường axit

Câu 14: Đáp án : D

Nhóm -CHO của phân tử glucose, khi tham gia tạo liên kết với fructose (để tạo saccarozo) không thể chuyển dạng (giữa -CHO và CH2OH) nên saccarozo không có tính chất của andehit 

=> Không có phản ứng tráng bạc

Câu 15: Đáp án : B

Saccarozo là ddiissaccarit , tinh bột và xenlulozo là polisaccarit nên có phản ứng thủy phân

Câu 16: Đáp án : B

Ta có: mH2O : mCO2 = 33:88  => H : C =  = 11 : 6

=> X là C12H22O11.         

Câu 17: Đáp án : D

Ta dung Cu(OH)2/NaOH

Cho thuốc thử vào 4 chất , có 1 chất không tham gia phản ứng là C2H5OH

Ba chất còn lại đều làm tan Cu(OH)2

+) Axit axetic cho dung dịch màu xanh lam nhạt

+) Glyxerit cho dung dịch màu xanh lam đậm 

+) Glucozo cho dung dịch màu xanh lam đậm, khi đun nóng tạo kết tủa

Câu 18: Đáp án : C

C12H22O11 (mantozo)  + H2O     2C6H12O6     (glucozo)

Câu 19: Đáp án : B

Tinh bột  Glucozo  2C2H5OH  + 2CO2

Giả sử cần x tấn khoai  => m tinh bột = 0,2x (tấn)

Theo sơ đồ => m etylic  =  .2. 46 . 90% = 4,6

=> x = 45

Câu 20: Đáp án : D

Vì nCO2 = nH2O = nO2 (phản ứng)  => C : H : O = 1 : 2 : 1

Ta thấy 

 

Câu 21: Đáp án : D

nCO2 = 50 mol  => n tinh bột = (50.  .50%). (n là số mắt xích )

=> nglucozo = . 75% = 3,125 mol

=> nCO2 = 2 nglucozo .80% = 2. 3,125.80% = 5 mol

=> VCO2 = 112 lít

Câu 22: Đáp án : C

Saccarozo không có phản ứng tạo Cu2O

Câu 23: Đáp án : B

Giả sử có x gam mantozo  => msaccarozo = 34,2 - x (g)

nAg = 2nmantozo   <=>    => x = 0,342 gam

=> Độ tinh khiết là  = 99%

Câu 24: Đáp án : B

[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O    [C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n  + 2nCH3COOH

                                                              xenlulozo điaxetat

=> Công thức đơn giản nhất là C10H14O7     

Câu 25: Đáp án : A

Chất C là axit lactic (CH3CHOHCOOH)

Chất B là glucozo  => A là tinh bột

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021