BTTN lý thuyết đại cương về kim loại

Cập nhật lúc: 12:00 02-10-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Để làm được bài tập thì lý thuyết phải chắc đã cùng làm các bài tập trắc nghiệm dưới đây để củng cố lại lý thuyết cho chắc nhé.

BTTN LÝ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI


Câu 1. Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với  tạo ra I2 và Fe2+ . Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và MnO4—  theo thứ tự mạnh dần?

     A. Fe3+ < I2 < MnO4—   .                                       B. I<  MnO4—   < Fe3+.          

     C. I2  < MnO4—   < Fe3+  .                                      D. MnO4—  < Fe3+  < I2 .

Câu 2. Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

              2FeBr2  +  Br2   →  2FeBr3                                    2NaBr  + Cl2   → NaCl  +  Br2

Phát biểu đúng là:

A. Tính khử của mạnh hơn .                            B. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2.

C. Tính khử của mạnh hơn Fe2+.                   D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

Câu 3.  Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong

     A. NaOH dư.                B. HCl dư.                      C. AgNO3 dư.              D. NH3 dư.

Câu 4. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?

     A. Fe + Cu2+ →  Fe2+ + Cu .                               B. Fe2+ + Cu  →  Cu2+  + Fe.  

     C. 2Fe3+ + Cu  →  2Fe2+ + Cu2+.                          D. Cu2+ + 2Fe2+  →  2Fe3+  + Cu.

Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

     (1). Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3 .

     (2). Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 , Fe3O4 có số mol Cu bằng  ½  tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl.

     (3). Dung dịch AgNO3 không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.

     (4). Cặp oxi hóa khử MnO4/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+          

     A. Tất cả đều đúng.      B. (1), (2), (4).                 C. (1), (2).                     D. (1), (3).

Câu 6.  Cho các kim loại: Fe, Cu, Al, Ni và các dung dịch: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch muối , có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng ?

      A.16.                             B. 10.                               C. 12.                            D. 9.

Câu 7. Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh

     A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.                             B. Cu2+có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

     C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+.                D. K có tính khử mạnh hơn Ca.

Câu 8. Cho một số giá trị thế điện cực chuẩn  = -2,37V; = -0,76V; = 0,13V;  = + 0,34V. Cho biết pin điện hóa chuẩn tạo ra từ cặp nào có suất điện động nhỏ nhất?      

     A. Mg-Cu.                    B. Zn-Pb.                         C. Pb-Cu.                      D. Zn-Cu.

Câu 9. Cho 2 phương trình ion rút gọn

     M2+  + X  →  M   +  X2+

     M + 2X3+  → M2+ +2X2+

Nhận xét nào sau đây là đúng?                                 

     A. Tính khử: X  > X2+ >M.                                   B. Tính khử: X2+ > M  > X.

     C. Tính oxi hóa: M2+ > X3+> X2+.                         D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+.

Câu 10. Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chứa chất tan nào?

     A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.                                        B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.          

     C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.                           D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Câu 11. Cho  = + 0,8V;  = - 0,13V;  = - 1,18V. Phản ứng nào sau đây xảy ra?

     A. V2+  + 2Ag  → V  +2Ag+.                               B. V2+  + Pb  → V  + Pb2+.     

     C. Pb2+  + 2Ag+  →  Pb  +2Ag.                            D. Pb  + 2Ag+  →  Pb2+ +2Ag.

Câu 12.  Hãy sắp xếp các ion sau đây theo thứ tự bán kính nhỏ dần: Na+, , Al3+, Mg2+.          

     A. Na> > Al3+ >  Mg2+.                               B.  >  Na+    > Mg2+  > Al3+.         

     C.  > Al3+ > Mg2+ > Na+ .                              D. Na+ >  Mg2+ > Al3+ > .

Câu 13.  Kim loại nào sau đây có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3?

     A. Fe.                            B. Mg.                             C. Cu.                           D. Ni.

Câu 14. Cho các phản ứng:

     K2Cr2O7  +  14HBr  →  3Br2 + 2KBr  +  2CrBr3  +  7H2O

     Br2  +2NaI  →  2NaBr  + I2                                  Khẳng định nào sau đây là đúng?

     A. Tính oxi hoá: I2  >  .                                  B. Tính khử: Cr3+  >  .

     C. Tính khử:   > Cr3+.                                    D. Tính oxi hoá: I2  > Br2.

Câu 15. Pin điện hoá được tạo thành từ các cặp oxi hoá khử sau đây: Fe2+/Fe và Pb2+/Pb; Fe2+/Fe và Zn2+/Zn; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Số trường hợp sắt đóng vai trò cực âm là

     A. 4.                              B. 3.                                 C. 2.                              D. 1.

Câu 16. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là:

   A.  Tác dụng được với axit.                                         B.  Dễ nhận electron để trở thành các ion dương.

   C.  Thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học .      D.  Thể hiện tính oxi hoá trong các phản ứng hoá học.

Câu 17. Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng:

 A.Nguyên tử kim loại nào cũng đều có 1;2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng .

 B.  Các kim loại đều ở phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần hoàn.

 C.  Bán kính nguyên tử kim loại luôn lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.

 D.  Có duy nhất một kim loại có nhiệt đô nóng chảy dưới O0C.

Câu 18. Điểm khác nhau giữa kim loại và hợp kim.

A.  Kim loại là đơn chất . Hợp kim là hỗn hợp hay hợp chất  

B.  Kim loại có điểm nóng chảy cố định. Hợp kim có điểm nóng chảy thay đổi tuỳ theo thành phần.

C.  Kim loại dẫn điện . Hợp kim không dẫn điện            

D. A,B đều đúng

Câu 19. Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất.Đó chính là nguyên nhân dẫn đến:     

A.Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hoá.

B.  Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hoá học.

C.  Các vật dụng trên dễ bị rét rỉ khi tiếp xúc với dung dịch điện li                  

D.  A,C đúng

Câu 20. Phản ứng Fe+FeCl3 ® FeCl2 cho thấy :

A. Sắt có thể tác dụngvới một muối sắt .        

 B. Một kloại có thể tdụng được với muối clorua của nó.

C. Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+.                   

D.  Fe2+ bị sắt kim loại oxi hoá thành Fe3+.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021