BTTN tổng hợp liên kết hóa học

Cập nhật lúc: 16:50 12-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 10


Bài tập trắc nghiệm tổng hợp dưới đây giúp bạn đọc ôn luyện toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập của chương một các kỹ lưỡng

BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG LIÊN KẾT HOÁ HỌC

Câu 1 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A.Ion là phần tử mang điện.

B. Ion  âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 2 : Cho các ion : Na+, Al3+, , , Ca2+, , Cl. Hỏi có bao nhiêu cation ?

A. 2                B. 3                 C. 4                                                     D.5

Câu 3 : Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

A. nhận thêm electron.       

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể

C. Nhường bớt electron.     

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 4 : Trong phản ứng hoá học, nguyên tử natri không hình thành được

A.ion natri.                 B.cation natri.                         C.anion natri.              D.ion đơn nguyên tử natri.

Câu 5 : Trong phản ứng :  2Na   +  Cl2\(\rightarrow\)  2NaCl, có sự hình thành

cation natri và clorua.                          B. anion natri và clorua.

 C.anion natri và cation clorua.           D. anion clorua và cation natri.

Câu 6 : Hoàn thành nội dung sau : “Bán kính nguyên tử...(1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.

 A.(1) : nhỏ hơn, (2) : lớn hơn.      B. (1) : lớn hơn, (2) : nhỏ hơn.

 C. (1) : lớn hơn, (2) : bằng.          D.(1) : nhỏ hơn, (2) : bằng.

Câu 7 : Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất ?

A.1                   B.4                             C.6                                          D.8

Câu 8 : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A. Sự góp chung các electron độc thân.                           B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C.lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.     D.  lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 9 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion :

A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.                                 B.  Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.

C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.    D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Câu 10 : Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.

A.Hợp chất vô cơ       B. Hợp chất hữu cơ        C. Hợp chất ion            D.Hợp chất cộng hoá trị

Câu 11 :  Trong phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn : N2, O2, F2, CO2 ?

A.N2                                    B.  O2                                            C. F2                                                   D.CO­­2

Câu 12 : Cho các phân tử : H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?

A.1                  B. 2                             C. 3                             D.4

Câu 13 : Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:

A.Liên kết ion.        B.Liên kết cộng hoá trị.              C.Liên kết kim loại.             D.Liên kết hiđro.

Câu 14 : Trong phân tử amoni clorua có bao nhiêu liên kết cộng hoá trị ?

A.1                  B.3.                 C.4.                             D.5

Câu 15 : Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+ và Cl được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của các

A.Hình lập phương.     B.Hình tứ diện đều.    C.Hình chóp tam giác.       D.hình lăng trụ lục giác đều.

Câu 16 : Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :

A. Phân tử có cấu tạo góc.                              B.  Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.                   D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu 17 : Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2, CH4. Có bao nhiêu phân tử có cực ?

A.1                          B.2                              C.3                                                      D. 4

Câu 18 : Liên kết nào có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị ?

A. Liên kết cộng hoá trị có cực.                   B. Liên kết ion.

C.   Liên kết kim loại.                                   D.Liên kết cộng hoá trị không có cực.

Câu 19 : Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung

A. ở giữa hai nguyên tử.                                      B. Lệch về một phía của một nguyên tử.

C.Chuyển hẳn về một nguyên tử.                   D.Nhường hẳn về một nguyên tử.

Câu 20 :  Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có ……………..  không dẫn điện ở mọi trạng thái”.

A. liên kết cộng hoá trị                                    B. Liên kết cộng hoá trị có cực

C.  Liên kết cộng hoá trị không có cực            D.liên kết ion

Câu 21 : Trong liên kết giữa hai nguyên tử, nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử, ta sẽ có liên kết

A. cộng hoá trị có cực.  B. cộng hoá trị không có cực.                     C. ion.                        D.cho – nhận.

Câu 22 : Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết  ³ 1,7 thì đó là liên kết

A.ion.        B.  cộng hoá trị không cực.         C. cộng hoá trị có cực.                              D. kim loại.

Câu 23 : Ở các nút mạng của tinh thể natri clorua là

A. phân tử NaCl.                                               B. các ion Na+, Cl.  

C. các nguyên tử Na, Cl.                                   D.  các nguyên tử và phân tử Na, Cl2.

Câu 24 : Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng

A. liên kết cộng hoá trị.   B. liên kết ion.           C.Liên kết kim loại.                  D.Lực hút tĩnh điện.

Câu 25 : Trong tinh thể kim cương, ở các nút mạng tinh thể là :

A. nguyên tử cacbon.             B. Phân tử cacbon.      C. cation cacbon.        D.anion cacbon.

Câu 26 : Trong tinh thể iot, ở các điểm nút của mạng tinh thể là :

A.nguyên tử iot.     B.phân tử iot.        C.anion iotua.                 D. cation iot.

Câu 27 : Trong tinh thể nước đá, ở các nút của mạng tinh thể là :

A. Nguyên tử hiđro và oxi.      B. Phân tử nước.      C. Các ion H+ và O2–.           D.Các ion H+ và OH.

Câu 28 : Chỉ ra nội dung sai : Trong tinh thể phân tử, các phân tử ... .

A. tồn tại như những đơn vị độc lập.                      B.   Được sắp xếp một cách đều đặn trong không gian.

C.   Nằm ở các nút mạng của tinh thể.                      D.   Liên kết với nhau bằng lực tương tác mạnh.

Câu 29 : Chỉ ra đâu là tinh thể nguyên tử trong các tinh thể sau :

A. Tinh thể iot.      B. Tinh thể kim cương.      C.Tinh thể nước đá.     D.Tinh thể photpho trắng.

Câu 30 : Để làm đơn vị so sánh độ cứng của các chất, người ta quy ước lấy độ cứng của kim cương là

    A.1 đơn vị.           B. 10 đơn vị.              C . 100 đơn vị.                 D.1000 đơn vị.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021