Dạng 1: xác định công thức của oxit sắt

Cập nhật lúc: 15:31 30-10-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Những bài tập xác định công thức oxit sắt thường phải biện luận mất nhiều thời gian vì vậy bài viết dưới đây đưa ra phương pháp công thức tính nhanh để xác định công thức oxit sắt một cách hiệu quả.

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CỦA OXIT SẮT

Để xác định công thức của oxit sắt (FexOy) ta có thể làm như sau:

Cách 1: Lập tỉ lệ 

Cách 2: Xác định khối lượng mol phân tử

VÍ DỤ MINH HỌA

Bài 1. Để hoà tan 4gam oxit  cần 52,14ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05 g/ml). Vậy công thức oxit là:

A. FeO               B. Fe3O4                    C. Fe2O3               D. Fe2O3 hoặc FeO

Bài 2. Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 16gam bột FexOy nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc (giả sử xảy ra phản ứng khử trực tiếp oxit sắt thành Fe kim loại), toàn bộ khí thoát ra được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thấy có 30gam kết tủa trắng. Vậy công thức oxit FexOy là:

A. FeO               B. Fe3O4                 C. Fe2O3              D. Fe2O3 hoặc FeO

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. X là một oxit kim loại. Để khử hết 11,6 gam X cần dùng 4,48 lít khí CO (dktc). Toàn bộ lượng kim loại tạo thành cho tác dụng với dung dịch H2SO4  đặc nóng thu được 0,225 (mol) khí SO2. X là:

A. Fe3O4             B. FeO                  C. Cu2O                D. Fe2O3.

Bài 2.  Lấy 21,6 (g) X (là oxit kim loại) hòa tan bằng dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 (l) khí NO (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X?

A. FeO.              B. Cu2O                C. Fe3O4               D. Cả A và B.

Bài 3.  Lấy 34,8 gam một oxit kim loại (X) hòa tan bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,68 lít khí SO2 (dktc). X là:

A. FeO.              B. Cu2O                C. Fe3O4               D. PbO2.

Bài 4. Hòa tan hết 18,56 (g) một ôxit sắt bằng dung dịch HNO3 thu được 0,224 (l) một chất khí X (dktc) và dung dịch chỉ chứa một muối và HNO3 dư. Công thức của oxit sắt và của X là:

A. FeO và NO    B. Fe3O4 và NO2            C. Fe3O4 và N2O            D. FeO và NO2

Bài 5. Lấy 37,6 (g) hỗn hợp X gồm 2 oxit của sắt tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 (l) khí NO duy nhất (đktc) . Tính khối lượng mỗi oxit.

A. FeO; 21,6g; Fe2O3: 16 g.                      B. Fe­O3: 14,4 g; . Fe­3O4 : 23,2g.

C. FeO: 14,4g; Fe3O4: 23,2 g.                             D. A và C

Bài 6.  Hoà tan 63,2 gam hỗn hợp Mg, Zn và ôxit kim loại MxOy trong dung dịch H2SO4 loãng dư­ thu đ­ược 6,72 lít H2 (đktc). Hoà tan 63,2 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch H2SO4đặc, nóng, dư­ thu đ­ược 8,96 lít SO2 (đktc). Oxit MxOy là:

A. MgO.             B. Fe2O3.                        C. Fe3O4.                         D. ZnO.

Bài 7.  Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy trong 2 lit dung dịch HCl thu được dung dịch A và 4,48 lit hidro (đktc) . Nếu cùng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lit NO (là sản phẩm khử duy nhất (đktc) . Kim loại M và oxit MxOy là:

A. Na và Na2O.           B. Fe và FeO        C. Ca và CaO           D.Fe và Fe3O4.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

A

D

C

C

D

C

D

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021