Dạng 3: Bài tập đồng và hợp chất của đồng tác dụng với axit có tính oxi hóa

Cập nhật lúc: 16:49 02-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Bài tập về đồng và hợp chất của đồng tác dụng với axit có tính oxi hóa là một trong những dạng bài tập hay của chương song cũng rất dễ bị lừa, cùng tìm hiểu phương pháp giải dạng bài tập này qua bài viết.

Dạng 3: Bài tập Đồng và hợp chất của đồng tác dụng với axit có tính oxi hóa

   *Kim loại Cu có tính khử yếu. Nên:

               Cu      +    H+  + NO3-  ( HNO3 ) →  Cu+2  +  sp khử: NO, NO2  + H2O

               Cu     +     H2SO4(đặc nóng)     →   CuSO4     + sp khử: SO2  + H2O

Ví dụ 1: Cho 2,56 gam kim loại Cu phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO 60% thu được dung dịch A. Biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 1M vào A rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 20,76 gam chất rắn. Hãy xác định nồng độ % của các chất trong A.

Lời giải

+ nCu= 0,04 mol; nHNO3(đầu)=0,24mol ; nKOH(đầu)=0,21mol

          + Cu nhường electron, N nhận electron.

          + Vì Cu có tính khử yếu nên sản phẩm khử: NO, NO2.

Sơ đồ:         Cu       →   Cu(NO3)2  → Cu(OH)2 \(\overset{to}{\rightarrow}\)   CuO                       

                    0,04                                                          0,04          mol

                      KOH    + HNO3 → KNO3 + H2O                (1)

                         x             x             x                                                mol

                    2KOH + Cu(NO3)2 →Cu(OH)2 + 2KNO3   (2)

                       0,08         0,04                 0,04         0,08                   mol

                            KNO3      KNO2 + O2                                (3)

                                        0,08 + x             0.08+x                                          mol

+ Rắn sau nung CuO: 0,04 mol; KNO2: 0,08+x; KOH( có thể dư ):0,13-x (mol)

             80.0,04 + 85(0,08 +x) + 56(0,13-x)=20,76  → x = 0,12<0,13.

 Vậy KOH dư                          

Ví dụ 2 : Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch X gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là

  A.19,76 gam.              B. 22,56 gam.                    C. 20,16 gam.            D. 19,20  gam

Ví dụ 3: Cho 7,68 gam Cu vào 220 ml dung dịch X gồm HNO3 0,6M và

 H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch A sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là

   A. 19,184 gam.          B. 19,78 gam.                    C. 18,736 gam.         D. 19,26  gam

Ví dụ 4: Thực hiện hai thí nghiệm:

TN 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.

TN 2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M

thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.Quan hệ giữa V1 và V2

            A. V2 = V1.                B. V2 = 2V1.               C. V2 = 2,5V1.              D. V2 = 1,5V1.

 


   

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021