Tính chất hóa học của axit

Cập nhật lúc: 11:41 27-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Từ lớp 8 chúng ta đã được làm quen với khái niệm axit, vậy axit được phân loại như thế nào, có tính chất hóa học ra sao. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT

Axit có những tính chất hóa học làm đổi màu giấy quì tím, tác dụng với kim loại, với bazơ, oxit

bazơ, muối

I. Khái quát về axit:

Axit là những hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

- Axit mạnh:

+ HCl: Axit clohidric

+ H2SO4: Axit sunfuric

+ HNO3: Axit nitric

- Axit yếu:

+ H2S: Axit sunfuhidric

+ H2CO3: axit cacbonic

- Axit có 5 tính chất hóa học đặc trưng:

+ Làm đổi màu quì tím

+ Tác dụng với kim loại

+ Tác dụng với bazơ

+ Tác dụng với oxit bazơ

+ Tác dụng với muối

II. Tính chất hóa học của axit:

1. Axit làm đổi màu giấy quì tím:

- Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ

- Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.

 

2. Axit tác dụng với kim loại:

- Nguyên tắc:  Axit + kim loại -> muối + H2

- Điều kiện phản ứng:

  • Axit:  thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
  • Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K    ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au

Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng... á.. phi.... âu

- Ví dụ:

2Na + 2HCl  →  2NaCl + H2

Mg + H2SO4(loãng) →  MgSO4 + H2

Fe + 2HCl  →  FeCl2 + H2

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

3. Tác dụng với bazơ:

- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước

- Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa

- Ví dụ: 

NaOH + HCl  →  NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl  → MgCl2+ 2H2O

4. Tác dụng với oxit bazơ:

- Nguyên tắc:  Axit + oxit bazơ -> muối + Nước

- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

- Ví dụ: 

Na2O + 2HCl  →  2NaCl + H2

FeO + H2SO4(loãng) →  FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl  →  CuCl2 + H2O

5. Tác dụng với muối:

- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

- Điều kiện:

  • Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra 
  • Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi 
  • Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh

- Ví dụ: 

H2SO4 + BaCl2  →  BaSO4(r) + 2HCl

K2CO3 + 2HCl  →  2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021