Trắc nghiệm lý thuyết chương III

Cập nhật lúc: 16:50 03-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Tổng hợp các câu hỏi ôn tập lý thuyết giúp bạn đọc nắm vững lý thuyết để có thể giải bài tập chính xác.

 TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CHƯƠNG III

Câu 1: Tính chất vật lý của phi kim:

A. Dẫn điện tốt                                           B Dẫn nhiệt tốt

C. Dẫn nhiệt, dẫn điện kém                        D. Chỉ tồn tại ở trạng thái khí

Câu 2: Tính chất hóa học của phi kim:

A. Tác dụng với nước, oxi                          B. Tác dụng với hidro, kim loại, oxi

C. Tác dụng với kim loại, bazơ                            D. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ

Câu 3: Chọn câu đúng

A. Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.

B. Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

C. Kim loại dẫn điện, phi kim không dẫn điện (trừ than chì và silic)

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Tính chất của khí clo:

A. Tác dụng với kim loại

B. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm

C. Tác dụng với nước, dung dịch kiềm

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm thường có lẫn tạp chất là hơi nước và axit clohidric. Có thể thu được clo tinh khiết bằng cách dẫn hỗn hợp qua:

A. Nước, dung dịch xút                              B. Dung dịch xút, H2SO4 đậm đặc

C. Nước vôi, dung dịch axit                        D. Bazơ, oxit bazơ

Câu 6: Khi kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với khí clo sẽ tạo ra muối

clorua của kim loại có hóa trị:

A. Thấp nhất                                                        B. Tùy trường hợp

C. Cao nhất                                                        D. Tất cả đều sai

Câu 7: Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng chất sau:

A. Nước                                                                B. Dung dịch H2SO4

C. Dung dịch NaOH                                             D. Dung dịch NaCl

Câu 8: Nước clo là:

A. Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 và HCl, HClO

B. Hợp chất của: Cl2 và nước, HCl, HClO

C. Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 nước, HCl, HClO

D. Hỗn hợp gồm các chất: nước, HCl, HClO

Câu 9: Dạng thù hình của nguyên tố là:

A. Các hợp chất khác nhau của một nguyên tố hóa học.

B. Các đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học.

C. Các nguyên tố có hình dạng khác nhau.

D. Các đơn chất có hình dạng khác nhau.

Câu 10: CO có tính chất:

A. Oxit axit, chất khí độc, có tính khử mạnh.

B. Chất khí không màu, rất độc, oxit bazơ.

C. Chất khí không màu, rất độc, oxit trung tính, có tính khử mạnh.

D. Chất khí, không màu, không mùi, có tính oxi hóa mạnh.

Câu 11: Trong các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau:

A. KCl và Na2CO3                                               B. KCl và K2CO3

C. H2SO4 và NaHCO3                                 D. KOH và Na2CO3

Câu 12: Chất khí nào có khả năng tẩy trắng khi ẩm:

A. O2                              B. Cl2                   C. H2                     D. CO2

Câu 13: Các chất nào sau đây dùng để điều chế clo ở phòng thí nghiệm:

A. HCl, H2O                                               B. KMnO4, MnCl2

C. NaCl                                                      D.KMnO4, MnO2

Câu 14: Tính chất của cacbonic:

A. Phản ứng với nước vôi, phản ứng quang hợp.

B Ở bất kì điều kiện nhiệt độ, áp suất cacbonic luôn tồn tại ở trạng thái khí.

C. Phản ứng với dung dịch CuSO4, phản ứng quang hợp.

D. Hòa tan tốt trong nước nóng.

Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng muối cacbonat:

A. Phản ứng thế với kim loại.

B. Phản ứng với axit, muối và phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng với bazơ, oxit bazơ.

D. Thủy phân trong nước cho môi trường axit.

Câu 16: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 17: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

A. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

C. Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.

D. Nguyên tử khối.

Câu 18: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh:

A. HNO3              B. H2SO4 đậm đặc                             C. HF                    D. HCl

Câu 19: Khi dẫn hỗn hợp khí gồm: Cl2,CO2 , HCl, C2H4 qua dung dịch nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi bình là:

A. Cl2                   B. C2H4                C. CO2 , HCl                  D. HCl, C2H4.

Câu 20: Hỗn hợp gồm các khí: CO, CO2, SO3 có thể nhận biết sự hiện diện các chất khí bằng cách:

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2, sau đó qua dung dịch nước vôi trong.

C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 21: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách :

A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.

B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng

C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.

D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
Câu 22: Có một hỗn hợp gồm silic và nhôm. Hỗn hợp này phản ứng được với dãy các dung dịch nào sau đây:

A. HCl, HF                                                                    B. NaOH, KOH.

C. NaCO3, KHCO3                                             D. BaCl2,AgNO3

Câu 23. Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. Na2O, NaOH, HCl.                                         B. Al,HNO3 đặc, KClO3

C. Ba(OH)2,Na2CO3,CaCO3.                                       D. NH4Cl, KOH, AgNO3.
Câu 24. Silic chỉ phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. CuSO4,SiO2, H2SO4 loãng.                                     B. F2, Mg, NaOH.

C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH                                     D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.

Câu 25: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí ?

A. C và CuO                                                        B. CO2 và NaOH

C. CO và Fe2O3                                                  D. C và H2O
Câu 26: 1)Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào?

A. Xanh                         B. Đỏ                   C. Tím                  D. Không màu

2)Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì dung dịch có màu nào ?

A. Xanh                         B. Đỏ                   C. Tím                  D. Không màu
Câu 27: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây ?

A. CuO và MnO2                    B. CuO và MgO   C. CuO và Fe2O3          D. Than hoạt tính

Câu 28: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng:

A. dung dịch Ca(OH)2                                                   B. dung dịch Br2

C. dung dịch NaOH                                                       D. dung dịch KNO3

Câu 29: Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

A. H2O và CO2                                                             B. H2O và NaOH

C. H2O và HCl                                                              D. H2O và BaCl2

Câu 30: Khí CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây ?

A. Magiê              B.Cacbon                       C. Photpho                              D. Metan
Câu 31: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn ?

A. CO                   B. CO2                          C.SO2                            D. NO2
Câu 32: Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao ?

A. CuO                 B.CaO                            B. PbO                           D. ZnO

Câu 33: Các nguyên tố trong dãy nào sau đây được sắp xếp theo tính kim loại giảm dần: A. C, Si, Ge , Sn, Pb                                   B. Pb, Ge, Sn, Si, C

C. Pb, Sn, Ge, Si, C                                    D. Pb, Sn, Si, Ge, C
Câu 34: Trong các nguyên tố thuộc nhóm cacbon, các nguyên tố tạo được đơn chất kim loại là :

A. Si,Ge               B. Ge, Sn                       C. Ge, Pb              D.Sn, Pb
Câu 35: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon vì:

A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử

B. Đều do nguyên tử cacbon tạo nên.

C. Có tính chất vật lý tương tự nhau.

D. Cả A và B.
Câu 36: Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào sau đây :

A. Fe2O3, Ca, CO2, H2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

C. Fe2O3, MgO, CO2, HNO3, H2SO4 đặc.

D. CO2, H2O, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO.
Câu 37: Không thể dùng CO2 để dập tắt đám cháy của chất nào sau đây ?

A. Xenlulozơ                  B. Mg                   C. Than gỗ           D. Xăng.
Câu 38: Có thể dùng mặt nạ có chứa chất nào sau đây để đề phòng bị nhiễm độc khí CO?

A. CuO                                                       B. CuO và MgO                     

C. CuO và Al2O3                                                D. Than hoạt tính
Câu 39 Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.                                      B. Al, Fe, Cu, Mg

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.                               D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 40 Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì:

A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi

B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.

C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.

D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.

Câu 41: Người ta có thể sử dụng nước đá khô ( CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì:

A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm.

B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.

C. Nước đá khô có khả năng khử trùng.

D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.
Câu 42: Những người đau dạ dày thường có pH < 2( thấp hơn so với mức bình thường pH từ 2 – 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít :

A. Nước                         B. Nước mắm
B. Nước đường D. Dung dịch NaHCO3.
Câu 43: Để loại bỏ SO2 trong CO2, có thể dùng hoá chất nào sau đây ?

A. Dung dịch Ca(OH)2.                                                 B. CuO.

C. Dung dịch Br2.                                                          D. Dung dịch NaOH.
Câu 44: Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy có kết tủa. X, Y là cặp chất nào sau đây ?

A. NaOH và K2SO4                                            B. NaOH và FeCl3

C. Na2CO3 và BaCl2                                          D. K2CO3 và NaCl
Câu 45 Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

A. NaHCO3, Na2CO3                                         B. Na2CO3, NaHCO3

C. Na2CO3                                                                    D. Không đủ dữ liệu xác định.
Câu 46 Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2, muối thu được là :

A. Ca(HCO3)2                                                     B. CaCO3           

C. Cả A và B                                                        D. Không xác định được.
Câu 47: Thổi CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, muối thu được là :

A. Ba(OH)2                                                                   B. BaCO3

C. Cả A và B                                                        D. Không xác định được.
Câu 48: Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, Na2CO3, NaNO3. Nếu dù ng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra :

A. 1 chất              B. 2 chất               C. 3 chất               D. không nhận được.
Câu 49-50: Cho các chất sau : 1. Magiê oxit 2. Cacbon 3. Axit flohiđric 4. Natricacbonat

5. Magiêcacbonat 6. Natrihiđroxit 7. Magiê
Câu 49: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm : A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 2, 6, 7. C. 2, 3, 6, 7. D. 1, 2, 4, 6.
Câu 50: Silicdioxit phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm : A. 1, 3, 4, 5, 7. B. 1, 3, 4, 5, 7. C. 2, 3, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 6, 7.
Câu 51: Để tách khí CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể cho các hỗn hợp lần lượt qua các bình đựng : A. NaOH và H2SO4 đặc. B. Na2CO3 và P2O5. C. H2SO4 đặc và KOH. D. NaHCO3 và P2O5.
Câu 52: Một dung dịch có chứa các ion sau:Ba2+, Ca2+, Mg2+, Na+, H+, Cl-. Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion mới vào dung dịch thì ta có thể cho dung dịch tác dụng các dung dịch nào sau đây : A. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ. B. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ. C. Dung dịch K2CO3 vừa đủ. D. Dung dịch NaOH vừa đủ.
Câu 53-57: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X và Y. Hoà tan chất rắn X trong nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy kết tủa F, hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan 1 phần được dung dịch G.

Câu 53: Chất rắn X là hỗn hợp gồm :

A. BaO, MgO, Al2O3.                                         B. BaCO3, MgO, Al2O3.

C. BaCO3, MgCO3, Al.                                                 D. Ba, Mg, Al.

Câu 54: Khí Y là :

A. CO2 và O2                B. CO2.                C. O2.                            D. CO.

Câu 55: Dung dịch Z chứa :

A. Ba(OH)2.                                                                           B. Ba(AlO2)2.              

C. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.                                           D. Ba(OH)2 và Mg(OH)2.
Câu 56: Kết tủa F là :

A. BaCO3.           B. MgCO3.                    C. Al(OH)3.                   D. BaCO3 và MgCO3.
Câu 57: Trong dung dịch G chứa:

A. NaOH.                                                             B. NaOH và NaAlO2.

C. NaAlO2.                                                                    D. Ba(OH)2 và NaOH.
Câu 58:Hoà tan Na2CO3 vào nước được dung dịch A. pH của dung dịch A là :

A. 7.                     B. < 7.                  C. > 7.                  D. Không xác định được.
Câu 59: Cho từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl, dung dịch thu được có pH là:

A. 7.                     B. < 7.                  C. > 7.                  D. Không xác định được
Câu 60: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3(tỉ lệ mol 1;1), dung dịch thu được có pH là:

A. 7.                     B. < 7.                  C. > 7.                  D. Không xác định được

Câu 61: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaHCO3(tỉ lệ mol 1;1) và đun nóng, dung dịch thu được có pH là: A. 7. B. < 7. C. > 7. D. Không xác định được.
Câu 62: Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí nghiệm sau: TN1: Cho ( a + b ) mol CaCl2 TN2: Cho ( a + b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được trong 2 thí nghiệm là :

A. Bằng nhau.                                   B. Ở TN1 < ở TN2

C. Ở TN1 > ở TN2.                           D. Không so sánh được.
Câu 63: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 trong bình kíp. Do đó CO2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết ?

A. P2O5 và KHCO3.                                  B. K2CO3 và P2O5.

C. P2O5 và NaOH.                                              D. H2SO4 đặc và NaOH.
Câu 64: Để nhận biết 2 khí không màu đựng trong 2 bình riêng biệt bị mất nhãn chứa CO2 và SO2, người ta có thể dùng hoá chất nào sau đây ?

A. Dung dịch Ca(OH)2.                                       B. Dung dịch Br2.

C. Dung dịch Ba(OH)2.                              D. Dung dịch Na2CO3.
Câu 65-66: Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2)
Câu 65: Hiện tượng xảy ra là :

A. Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại.        

B. Nước vôi trong không có hiện tượng gì.

C. Nước vôi trong hoá đục.

D. Nước vôi trong một lúc rồi mới hoá đục.
Câu 66: Đó là do sản phẩm tạo thành các chất theo thứ tự sau :

A. CaCO3.                                                           B. Ca(HCO3)2.

C. CaCO3, Ca(HCO3)2.                                                D. Ca(HCO3)2, CaCO3.
Câu 67: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.
C. CaCO3 → CaO + H2O.                         D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 68: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng : NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và CO2 thì có thể nhận ra mấy chất ?

A. 2.                     B. 3.                     C. 4.                     D. 5.
Câu 69: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột sau : NH4Cl, NaCl, CaCO3, Na2SO4. Có thể sử dụng nhóm chất nào sau đây để nhận biết được cả 4 chất trên ?

A. Dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4.

B. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch HCl.

C. Dung dịch KOH, dung dịch HCl.

D. Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl.
Đáp án

1C

2B

3C

4D

5B

6C

7C

8C

9B

10C

11C

12B

13D

14A

15B

16B

17B

18C

19B

20B

21A

22B

23B

24B

25D

26.1B

26.2C

27D

28B

29C

30A

31B

32B

33C

34D

35B

36A

37C

38D

39A

40A

41B

42D

43C

44C

45B

46A

47B

48C

49B

50C

51D

52B

53A

54B

55B

56C

57B

58C

59C

60C

61A

62B

63A

64B

65A

66C

67D

68D

69A

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021