Bài tập tính chất của axit (khó)

Cập nhật lúc: 11:30 26-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Bài tập trắc nghiệm dưới đây nhằm khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của axit, đông thời rèn luyện khả năng tính toán hóa học

 

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT (KHÓ)

Câu 1. Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphatalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần

B. Không có sự thay đổi màu

C. Màu đỏ từ từ xuất hiện

D. Màu xanh từ từ xuất hiện

Câu 2. Cho một mẫu giấy quì tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến khi dư ta thấy màu giấy quì:

A. Màu đỏ không thay đổi

B. Màu đỏ chuyển sang dần màu xanh

C. Màu xanh không đổi

D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ

Câu 3. Cho 300 mol dung dịch HCl 1M vào 300 mol dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang :

A. Màu xanh

B. Không đổi màu

C. Màu đỏ

D. Màu vàng nhạt

Câu 4. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Không màu

D. Màu tím

Câu 5. Cho phản ứng:

BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2

X và Y lần lượt là:

A. H2SO4 và BaSO4

B. HCl và BaCl2

C. H3PO4 và Ba3(PO4)2

D. H2SO4 và BaCl2

Câu 6. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau phản ứng làm quì tím chuyển sang:

A. Đỏ

B. Vàng nhạt

C. Xanh

D. Không màu

Câu 7. Dung dịch A có pH < 7 vào tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch bari nitrat Ba(NO3)2. Chất A là:

A. HCl

B. Na2SO4

C. H2SO4

D. Ca(OH)2

Câu 8. Thuốc thử dùng để nhận biết: HNO3; Ba(OH)2; NaCl; NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:

A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2

B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3

C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3

D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2

Câu 9.  Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl; KOH; NaNO3; Na2SO4

A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4

B. Dùng dung dịch phenolphatalein và dung dịch BaCl2

C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2

D. Dung dung dịch phenolphatalein và dung dịch H2SO4

Câu 10. Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là:

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Câu 11. Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được là:

A. 13,6 g

B. 1,36 g

C. 20,4 g

D. 27,2 g

Câu 12. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 2, 5 lít

B. 0,25 lít

C. 3,5 lít

D. 1,5 lít

Câu 13. Cho 0,2 mol CaO tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:

A. 2,22 g

B. 22,2 g

C. 23,2 g

D. 22,3 g

Câu 14. Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ của dung dịch thu được là:

A. 0,2M

B. 0,4M

C. 0,6M

D. 0,8M

Câu 15. Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1 M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:

A. 250 ml

B. 400 ml

C. 500 ml

D. 125 ml

Câu 16. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 61,9% và 38,1%

B. 63% và 37%

C. 61,5% và 38,5%

D. 65% và 35%

Câu 17. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:

A. 100 ml

B. 200 ml

C. 300 ml

D. 400 ml

Câu 18. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

A. 100 g

B. 80 g

C. 90 g

D. 150 g

Câu 19. Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%

A. 400g

B. 500g

C. 420 g

D. 570 g

Câu 20. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5 M

B. BaSO4 0,5M và HNO3  1M

C. HNO3 0,5 M và Ba(NO3)2 0,5M

D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M

Câu 21.  Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 4 g và 16 g

B. 10 g và 10 g

C. 8 g và 12 g

D. 14 g và 6 g

Câu 22. Hòa tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là:

A. 26,3 g

B. 40,5 g

C. 19,2 g

D. 22,8 g

Câu 23. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 23,30 g

B. 18,64 g

C. 1,86 g

D. 2,33 g

ĐÁP ÁN 8

1C

2D

3C

4B

5B

6C

7C

8C

9C

10B

11A

12B

13B

14D

15D

16A

17B

18B

19B

20D

21C

22A

23B

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021