Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí

Cập nhật lúc: 17:16 29-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài toán kim loại tác dụng với axit nitric là dạng bài tập trọng tâm trong chương trình hóa học vô cơ. Dạng bài tập này được chia ra thành rất nhiều dạng nhỏ khác nhau, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí.

BÀI TẬP KL TÁC DỤNG VỚI HNO3 TẠO HH KHÍ 

Phương pháp giải:

Kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO3 giải phóng hỗn hợp nhiều sản phẩm khí. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí này:

  • Bước 1: Thiết lập biểu thức tính từ đó rút ra tỉ lệ số mol

             (hay tỉ lệ thể tích) giữa các khí sản phẩm.

  • Bước 2: Viết phương trình phản ứng của kim loại với axit HNO3 sinh ra từng khí sản phẩm (có bao nhiêu sản phẩm khử  trong gốc NO3- thì phải viết bấy nhiêu phương trình phản ứng).
  • Bước 3: Dựa vào tỉ lệ số mol (hay thể tích) giữa các khí sản phẩm để viết phương trình phản ứng tổng cộng chứa tất cả các sản phẩm khí đo.
  • Bước 4: Tính toán theo phương trình phản ứng tổng cộng.

 

 Ví dụ:

Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A (gồm NO và N2O) có tỉ khối dA/H2 = 16,75. Tính m?

Hướng dẫn giải

Đặt số mol NO và N­2­­O trong 8,96l hỗn hợp khí A lần lượt là x và y.

Ta có:                   

Từ (I, II): x = 0,3 và y = 0,1

Các phương trình phản ứng:

                        Al          + 4HNO3 →  Al(NO3­)3 + NO↑ + 2H2O   (1)
                        0,3 mol                                   0,3 mol

                        8Al        + 30HNO3 →  8Al(NO3)3 + 3N2O↑ + 15H2O    (2)

                                                                       0,1 mol
           Vậy

Ví dụ 2: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp khí A gồm NO và N2 có tỉ khối đối với hiđro là 14,75.

a) Tính thể tích mỗi khí sinh ra (đktc)?

b) Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 đem dùng?

Hướng dẫn giải

Đặt số mol NO và N2 trong hỗn hợp khí A lần lượt là a và b.

Ta có

Từ (I):             a : b = 3 : 1 hay nNO : nH2 = 3 : 1

Các phương trình phản ứng:  

(19 × 27) g     72 mol                           →            9 mol     3 mol

            13,5g              x mol                  →         y mol      z mol

            nHNO3 = x = 1,895 mol ;

            nNO = y = 0,237 mol ;

            nN2 = z = 0,0789 mol ;

            a) VNO = 0,237 × 22,4 = 5,3088 (l)

                VN2 = 0,0789 × 22,4 = 1,76736 (l)

           

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025