Bài tập sự hình thành liên kết cộng hóa trị

Cập nhật lúc: 14:02 06-11-2017 Mục tin: Hóa học lớp 10


Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách viết công thức cấu tạo các hợp chất vô cơ chi tiết dễ hiểu với những ví dụ minh họa điển hình và chú ý quan trọng.

Bài tập sự hình thành liên kết cộng hóa trị

 

Cách viết CTCT của các loại hợp chất vô cơ:

Lý thuyết

- Mỗi hóa trị biểu diễn bằng một gạch chung giữa 2 nguyên tử.

- Trong công thức cấu tạo của các chất vô cơ, nhiều trường hợp không phản ánh đúng cấu tạo thật của chất vô cơ, chỉ đảm bảo đúng hóa trị của các nguyên tố.

- Giữa Phi kim với phi kim thường là liên kết cộng hóa trị (có thể là liên kết phối trí)

- Giữa Kim loại với phi kim, kim loại với gốc axit thường là liên kết ion.

Nguyên tố

Hóa trị

Cách biểu diễn

C

4

 

N

3

 

O

2

 

X (Halogen)

1

 

-  Đối với Kim loại thường bằng số thứ tự của nhóm.

Công thức cấu taọ  oxit: Nếu số nguyên tử trong phân tử là 2 số nguyên liên tiếp: lẻ viết ở giữa, chẵn viết cặp 2 bên.

Ví dụ: Na2O: Na – O – Na, MgO: Mg = O, Al2O3 : O = Al – O – Al = O,  Fe:  Fe = O,

Fe2O3 : O = Fe -  O – Fe = O, Fe3O4: O = Fe – O –Fe –O – Fe = O, Peoxit Na2O2 : Na – O – O – Na.

Ví dụ 2: CO2 : O = C = O, Cl2O: Cl – O – Cl, N2O3: O = N – O – N =O,  SO2: O = S -> O, SO3,

Công thức cấu tạo của Axit có oxi ( Oxaxit)

Có bao nhiêu H viết bấy nhiêu nhóm H – O  -. Nối các nhóm H –O – với nguyên tố thứ 3 (kim loại hay phi kim). (trừ H3PO3)

+  Nếu nguyên tố thứ 3 là kim loại: so sánh với CTPT còn thiếu bao nhiêu oxi thì them bấy nhiêu O = vào nguyên tố thứ 3.

+ Nếu nguyên tố thứ 3 là phi kim: xét cộng hóa trị của nguyên tố thứ 3(= 8 – số nhóm) thêm O =  vào cho đủ hóa trị sau đó so sánh với công thức phân tử còn thiếu bao nhiêu oxi thì thêm bấy nhiêu nối phối trí từ nguyên tố thứ 3.

Ví dụ:  H2CO3, HNO2, HNO3, H3PO3, HAlO2, HMnO4.

Công thức cấu tạo của muối:

Viết công thức cấu tạo của axit trước (số phân tử axit bằng số gốc axit). Sau đó thay thế ion H+ bằng ion kim loại sao cho phù hợp với hóa trị của chúng.

Ví dụ: Na2CO3, Ca (NO3)2, Ca(HCO3)2.

Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ:

Một công thức phân tử có 1 hoặc nhiều công thức cấu tạo đảm bảo cộng hóa trị của C : 4, N: 3, O : 2, H: 1 …

Câu 1:  Cho H (Z=1), Cl(Z=17). Viết công thức hợp chất có thể hình thành và cho biết loại liên kết hoá học hình thành.

Câu 2: Viết công thức electron và CTCT và cho biết cộng hóa trị các nguyên tố trong các của các phân tử sau: Cl2 , N2 , HCl , NH3 ,F2O, Cl2O, ClF, NCl3, CH4 , C2H4 , C2H2 , HF , F2 , CO2 , H2O , H2S , CCl4, PCl3, C2H6, C3H8, C2H6O, CH2O, C2H3O, C2H4O2, C3H6O2, CH5N, C2H7N.

Câu 3: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự  C, N, S, O, Cl. F. Hãy cho biết cộng hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất: HCl , NH3 , CH4 , HF,  H2O , H2S

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025