Bài tập lý thuyết nito - photpho

Cập nhật lúc: 10:31 26-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết giúp bạn đọc nắm chắc lại phần lý thuyết của nito - photpho và cách làm một số bài tập lý thuyết liên quan đến nito - photpho.

DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT

 

Dạng 1: Nhận biết một số chất tiêu biểu của nito và hợp chất của nito

1. Phương pháp

Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa, sủi bọt khí…) để nhận biết.

STT

Chất cần
 nhận biết

Thuốc thử

Hiện tượng xảy ra và phản ứng

1.

NH3 (khí)

Quỳ tím ẩm

Quỳ tím ẩm hoá xanh

2.

NH4+

Dung dịch kiềm
(có hơ nhẹ)

Giải phóng khí có mùi khai: NH­4+ + OH- → NH3 + H2O

3.

HNO3

Cu

Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí:

3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO

+ 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2

4.

NO3-

H2SO4, Cu

Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí:

3Cu + 8H+ + 2NO3- →3Cu2+ + 2NO

+ 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2

 

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.

Giải 

Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử

Nếu có khí màu nâu bay ra là HNO3:

                        Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

                        2NO + O2 →  2NO2 (màu nâu)

Nếu có kim loại trắng sinh ra là HgCl2

                        2Al + 3HgCl2 →  3Hg + 2AlCl3

Có bọt khí bay ra và có kết tủa, kết tủa tan ra là NaOH

                        2Al + 2H2O + 2NaOH →  2NaAlO2 + 3H2

Có bọt khí bay ra là HCl

                        2Al + 6HCl →  2AlCl3 + 3H2

Còn lại là NaNO3

Ví dụ 2 : Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH­4­NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Giải

Dùng Ba(OH)2 để nhận biết. Tóm tắt theo bảng sau :

 

NH4NO3

NaHCO3

(NH4)2SO4

FeCl2

FeCl3

Ba(OH)2

NH3↑ mùi khai

↓trắng BaCO3

NH3↑ mùi khai, ↓trắng BaSO4

↓trắng, hơi xanh Fe(OH)2

↓nâu Fe(OH)3

 Ví dụ 3: Chỉ dùng 11 thuốc thử hãy nhận biết các dd:
a) Na2CO3; (NH4)3PO4; NH4Cl; NaNO3.
b) NH4Cl; (NH4)2SO4;BaCl2;KNO3.

Giải

Lấy mẫu thử đánh số

a/ Cho Ba(OH)2 vào từng mẫu thử

- Na2CO3 có kết tủa trắng BaCO3  

-  (NH4)3PO4 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng BaSO4

- NH4Clcó khí mùi khai thoát ra NH3

- NaNO3  không có hiện tượng.

b/ Cho Ba(OH)2 vào từng mẫu thử.

- NH4Cl có khí mùi khai thoát ra NH3

- (NH4)2SO4 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng BaSO4

- 2 chất còn lại ko có hiện tượng.

+ Lấy (NH4)2SO4 cho vào 2 chất đó

* Cái nào có kết tủa trắng đó là BaCl2 còn lại là KNO3 không hiện tượng

Dạng 2: Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử của những phản ứng có sự tham gia của HNO3 hoặc NO3- theo phương pháp thăng bằng ion – electron

1. Phương pháp

  • Cân bằng phản ứng oix hoá - khử theo phương pháp thăng bằng ion – electron cũng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng electron mà chất khử cho bằng tổng electron mà chất oxi hoá nhận (như ở phương pháp thăng bằng electron).Chỉ khác là chất oxi hoá, chất khử viết dưới dạng ion.
  • Cần nhớ:  Chất kết tủa (không tan), chất khí (chất dễ bay hơi), chất ít điện li (H2O) phải để dạng phân tử.
  • Tuỳ theo môi trường phản ứng là axit, bazơ hoặc trung tính mà sau khi xác định nhường, nhận electron ta phải cân bằng thêm điện tích hai vế.Nhân hệ số cho hai quá trình nhường và nhận electron sao cho: số electron nhường ra của chất khử bằng số electron nhận vào của chất oxi hoá.
    • Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường axit, ta thêm H+ vào vế nào dư oxi, vế còn lại thêm H2O.
    • Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ, ta thêm OH- vào vế nào thiếu oxi, vế còn lại thêm H2O.
    • Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường nước thì nếu tạo axit ta cân bằng như môi trường axit, nếu tạo bazơ ta cân bằng như môi trường bazơ.
  • Kiểm tra số nguyên tố ở hai vế theo thứ tự: kim loại ® phi kim ® hiđro và oxi.

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau đây theo phương pháp thăng bằng ion electron:

                        Cu + HNO3 →  Cu(NO3) + NO + H2O

Giải

Dạng ion:

Quá trình oxi hoá:

Quá trình khử:

(Vì môi trường axit nên thêm H+ vào vế trái (dư oxi) và thêm nước vào vế phải:

Ta có: 

→ 3Cu + 2NO3- + 8H+ →  3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

Dạng phân tử:

                        3Cu + 8HNO3 →  3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng ion electron

            Cu + NaNO3 + H2SO4 →  Cu(NO3)2 + NO + Na2SO4 + H2O

Giải

Phương trình dạng ion rút gọn:

                        3Cu + 2NO­3- + 8H+ →  3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

Phương trình dạng phân tử:

                        3Cu + 8NaNO3 + 4H­2SO4 →  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4Na2SO4 + 4H2O


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025