Cập nhật lúc: 16:36 29-12-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10
BÀI TẬP SO2, H2S
1. SO2 ( hoặc H2S) TÁC DỤNG DUNG DỊCH KIỀM
Trường hợp : Khí SO2 tác dụng dung dịch NaOH hoặc KOH
SO2 + NaOH →NaHSO3 (1);
SO2 + 2NaOH →Na2SO3 + H2O (2)
T =
T ≤ 1 : tạo muối NaHSO3 phản ứng (1), tính theo NaOH
1 < T < 2 : tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3 : phản ứng (1) và (2)
T ³ 2 : tạo muối Na2SO3 phản ứng (2), tính theo SO2
Trường hợp : Khí H2Stác dụng dung dịch NaOH hoặc KOH
H2S + NaOH →NaHS + H2O (1);
H2S + 2NaOH →Na2S + 2H2O (2)
T =
T ≤ 1 : tạo muối NaHS phản ứng (1), tính theo H2S
1 < T < 2 : tạo 2 muối NaHSvà Na2S : phản ứng (1) và (2)
T ³ 2 : tạo muối Na2S phản ứng (2), tính theo NaOH
Bài 1: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:
A. 250 ml B. 500 ml C. 125 ml D. 175 ml
Lời giải
Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3 ( tỉ lệ NaOH : SO2 =1:1)
NaOH + SO2 → NaHSO3
Số mol NaOH = số mol SO2 = 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
Thể tích dung dịch NaOH = n/CM = 0,25/2 = 0,125 (lit) = 125 (ml)
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M . Muối thu được gồm:
A. Na2SO4 B. NaHSO3
C. Na2SO3 D. NaHSO3 và Na2SO3
Lời giải
Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
Số mol NaOH = 0,1 . 1,5 = 0,15 (mol)
Ta có: nNaOH / nSO2 = 0,15/0,1 = 1,5
Mà 1<1,5<2 => muối thu được gồm: NaHSO3 và Na2SO3
Bài 3: Cho khí sinh ra khi đổ 10g FeS vào 16,6ml dung dịch HCl 20%(d=1,1g/ml) đi vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M.Xác định tên và nồng độ mol của muối được tạo thành trong dung dịch.
Lời giải
Các phương trình phản ứng:
Theo bài ra:
Theo phản ứng (1):
Theo bài ra:
Nhìn vào các phản ứng (2),(3) so sánh tỷ lệ H2S và NaOH tham gia phản ứng là 0,05:0,05.Vậy muối tạo nên theo tỷ lệ phản ứng (2) là NaHS.
Nồng độ M của nó là :
Bài 4 : Cho sản phẩm khí thu được khi đốt cháy 179,2 lít khí H2S (đktc) sục vào 2 lít dung dịch NaOH 25%(d=1,28g/ml).Muối gì được tạo nên và có nồng độ phần trăm là bao nhiêu ở trong dung dịch.
Lời giải
=>Muối sinh ra là Na2SO3,theo phản ứng:
Khối lượng dung dịch sau phản ứng :mdd=2560+8.64=3072g
Vậy C%(Na2SO3)=
2. SO2 ( HOẶC H2S) TÁC DỤNG VỚI Ba(OH)2 HOẶC Ca(OH)2
Ta lập tỉ lệ như sau:
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10,85 gam B. 16,725 gam
C. 21,7 gam D. 32,55 gam
Lời giải
Số mol S = 4,8/32= 0,15 (mol)
Số mol Ba(OH)2 = 0,2 . 0,5 = 0,1 (mol)
S + O2 → SO2
Từ pt => Số mol SO2 = số mol S = 0,15 (mol)
Ta có tỉ lệ: nSO2 / nBa(OH)2 = 0,15/0,1 = 1,5
=> SO2 tác dụng với Ba(OH)2 thu được 2 muối: BaSO3 và Ba(HSO3)2
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
x——-x—————x (mol)
2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2
2y——-y—————-y (mol)
Ta có hệ phương trình gồm: nSO2 = x + 2y = 0,15 (1) và nBa(OH)2 = x+y = 0,1 (2)
Giải hệ phương trình => nBaSO3 = x = 0,05 (mol)
Vậy khối lượng kết tủa = mBaSO3 = 0,05 . 217 = 10,85 (gam)
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 18,0. C. 12,6 D. 24,0.
Lời giải
1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M
→ nBa(OH)2 = 0,15.1= 0,15 mol → nOH- = 0,15.2 = 0,3 mol (có 2OH-)
→ nKOH= 0,1.1= 0,1 mol → nOH- = 0,1 mol (có 1OH-)
→= 0,3 + 0,1 = 0,4 mol
(có thể dùng máy tính bấm nhanh:
nOH- = V . (2CM(Ba(OH)2) + 1. CM(NaOH)) = 1. (2.0,15 + 1. 0,1) = 0,4 mol
SO2 mà có Ba(OH)2 nên kết tùa là BaSO3 có nBaSO3 = = 0,1 mol
Vì cho dung dịch Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch có muối của gốc HSO3- tức trường hợp này tạo 2 muối
SO2 + OH- → HSO3-
0,3 ←(0,4-0,1)
HSO3- + OH-dư → SO32- + H2O
0,1 0,1 ←0,1
Ba2+ + SO32- → BaSO3
0,1 ←0,1
( vì tỉ lệ các chất trong phương trình phản ứng là như nhau nên có thể tính nhanh
nSO2 = nOH- - nBaSO3 = 0,4-0,1 = 0,3 mol)
FeS2 → 2SO2
0,15 ←0,3 → mFeS2 = 0,15 . 120 = 18g
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1 : Sục 6,4 gam khí lưu huỳnh đioxit vào 300ml dung dịch NaOH 1M, tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng
A. Na2SO3 0,1 mol; m = 12,6 gam ; NaOH dư : 0,1 mol; m = 4 gam.
B. Na2SO3 0,2 mol; m = 12,6 gam ; NaOH dư : 0,1 mol; m = 4 gam.
C. Na2SO3 0,1 mol; m = 6,3 gam ; NaOH dư : 0,1 mol; m = 4 gam.
D. Na2SO3 0,1 mol; m = 12,6 gam ; NaOH dư : 0,2 mol; m = 4 gam.
Bài 2: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng
A. Na2SO3 = 0,15 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 =0,15 mol; m= 15,6 gam
B. Na2SO3 = 0,16 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 = 0,15 mol; m= 15,6 gam
C. Na2SO3 = 0,15 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 = 0,16 mol; m= 15,6 gam
D. Na2SO3 = 0,15 mol; m = 18,9 gam; NaHSO3 = 0,15 mol; m= 5,6 gam
Bài 3 : Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch
A. 29,6 gam B. 39,3 gam C. 25,3 gam D. 29,3 gam
Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,136 lít khí SO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 21,7 gam kết tủa. Giá trị của a:
A. 0,096 B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025