BTTN tổng hợp phản ứng oxi hóa khử

Cập nhật lúc: 16:18 26-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 10


Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết và bài tập được chọn lọc trong các đề thi giúp bạn đọc nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng tính toán.

BTTN TỔNG HỢP PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

 

Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng:

                                                Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O là

A.   55                                    B.   20                        C.   25                        D. 50

Câu 2: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+  thành Al là

A.   0,5                       B.   1,5                        C.   3,0                        D. 4,5

Câu 3: Trong phản ứng: Zn + CuCl2  → ZnCl2  + Cu thì 1 mol Cu2+

A.  nhận  1 mol electron                              B. nhường 1 mol electron

C.  nhận  2 mol electron                              D. nhường 2 mol electron

Câu 4: Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr

A. vừa là chất oxi hoá, vừa là  môi trường       

B. là chất khử

C. vừa là chất khử, vừa là  môi trường    

D. là chất oxi hoá

Câu 5: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò  chất oxi hoá là:

A.   8                           B.   6                           C.   4                           D. 2

Câu 6: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại

A.  bị  khử                 B.  bị oxi hoá          

C.  cho  proton          D. nhận proton

Câu 7: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion đóng vai trò chất khử là

A.   9                           B.   7                           C.   8                           D. 6

Câu 8: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion  vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là

A.   2                           B.   4                           C.   6                           D. 8

Câu 9: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitơ là

A.  +1 và +1             B.  –  4 và +6            

C.  -3 và +5              D. -3 và +6

Câu 10: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2  + H2O thì nguyên tử nitơ

A.  chỉ  bị oxi hoá                                         C. chỉ bị khử

C. không bị oxi hoá, không  bị khử          D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử

Dùng cho các câu 11, 12: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp  khí Y (đktc) gồm Cl2  và O2  thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất.

Câu 11: Phần trăm thể tích của oxi trong Y là

A.   40%                   B.   50%                     C.   60%                     D. 70%

Câu 12: Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A.   30,77%             B.   69,23%                C.   34,62%                D. 65,38%

Câu 13: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A.   6,72       B.   3,36         C.   13,44       D. 8,96

Dùng cho câu 14, 15: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa x gam muối chứa (không chứa NH4NO3). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với oxi thu được y gam hỗn hợp 4 oxit.

Dùng cho câu 16, 17, 18, 19: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít khí O2 (đktc)  thu được x gam CO2 và y gam H2O. Nếu cho V lít khí O2 (đktc) tác dụng hết với 40 gam hỗn hợp Mg và Ca thì thu được a gam hỗn hợp chất rắn.

Câu 16: Giá trị của x là

A.   13,2                     B.   22,0                     C.   17,6                     D. 8,8

Câu 17: Giá trị của y là

A.   7,2                       B.   5,4                        C.   9,0                        D. 10,8

Câu 18: Giá trị của V là

A.   10,08                   B.   31,36                   C.   15,68                   D. 13,44

Câu 19: Giá trị của a là

A.   62,4                     B.   51,2                     C.   58,6                     D. 73,4

Dùng cho câu 20, 21, 22: Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần  1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH4NO3). Nếu cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H2 (đktc).

Câu 20: Giá trị của x là

A.   110,35                 B.   45,25                   C.   112,20                 D. 88,65

Câu 21: Giá trị của y là

A.   47,35                   B.   41,40                   C.   29,50                   D. 64,95

Câu 22: Giá trị của V là

A.    11,76                  B.   23,52                   C.   13,44                   D. 15,68

Dùng cho câu 23, 24: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi.

Câu 23: Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2  trong Y là

A.   0,6                       B.   0,5                        C.   0,4                        D. 0,3

Câu 24: Tổng nồng độ mol/l của muối trong dung dịch B là

A.   0,6                       B.   0,5                        C.   0,4                        D. 0,3

Câu 25: Trong phản ứng: Fe3O4  + H2SO4đặc   → Fe2(SO4)3   +  SO2   + H2O thì H2SO4  đóng vai trò

A.  là  chất oxi hóa                                       B. là chất khử

C. là chất oxi hoá và  môi trường              D. là chất khử và môi trường

Câu 26(A-07): Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4,   Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

A.   5                          B.   6                           C.   7                           D. 8

Câu 27(A-07): Cho các phản ứng sau:

a) FeO  + HNO3đặc  nóng  →                          b) FeS + H2SO4đặc nóng  →

c) Al2O3  +   HNO3đặc  nóng  →                     d) Cu + dung dịch FeCl3   →

e) CH3CHO + H2  (Ni,  t0) →                    f) glucozơ + AgNO3  trong NH3

g) C2H4  +  Br2    →                                      h) glixerol + Cu(OH)2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. a, b, c, d,  e, h                                          B. a, b, c, d, e,  f, g  

C. a, b, c, d, e,  f, h                                       D. a, b, c, d, e, g

Câu 28(B-07): Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A.  chất xúc tác        B.  môi  trường          C.  chất oxi hóa       D. chất khử

Câu 29(B-07): Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A.  nhường  12e                                            B.  nhận  13e            

C.  nhận  12e                                                 D. nhường 13e

Câu 30: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì một phân tử FexOy   sẽ

A. nhường (2y –  3x) electron                   B. nhận (3x – 2y) electron

C. nhường (3x –  2y) electron                   D. nhận (2y – 3x) electron

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025