Cập nhật lúc: 16:30 28-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11
Xem thêm: Chương 2: Nito - photpho
BÀI TẬP LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ OXIT CỦA NITO
Phương pháp giải:
|
{ Ví dụ:
Ví dụ 1: Một oxit A của nitơ có chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên A.
Hướng dẫn giải
Đặt công thức oxit A của nitơ là OxOy
Phân tử khối A là: MA = 29.d = 29.1,586 = 46
Vì trong A, nitơ chiếm 30,43% về khối lượng nên:
Do MA = 14x + 16y = 46 → y = 2. Công thức phân tử của A là NO2
Công thức cấu tạo của A là : O = N → O : nitơ đioxit hay penxinitơ.
Ví dụ 2: Một hỗn hợp X gồm CO2 và một oxit của nitơ có tỉ khối đối với H2 là 18,5. Hãy xác định công thức oxit của nitơ và % thể tích các khí trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn giải
Vì nên MNxOy < 37.
Hay 14x + 16y < 37. x, y phải nguyên dương → chỉ hợp lí khí x = 1, y = 1. Vậy oxit của nitơ là NO.
Giả sử trong 1mol hỗn hợp X có a(mol) CO2 và (1-1)mol NO.
Ta có: 44a + 30(1 – a) = 37 → a = 0,5
Vậy %VCO2 = %VNO = 50%.
Ví dụ 3: Mỗt hỗn hợp khí X gồm 3 oxit của N là NO, NO2 và NxOy. Biết phần trăm thể tích của các oxit trong X là: %VNO = 45%, %VNO2 = 15%, %VNxOy = 40%, còn phần trăm theo khối lượng NO trong hỗn hợp là 23,6%. Xác định công thức NxOy.
Hướng dẫn giải
Vì ở cùng điều kiện bên ngoài về nhiệt độ, áp suất, tỉ lệ thể tích giữa các chất khí cũng chính là tỉ lệ số mol giữa chúng, nên nếu gọi số mol hỗn hợp khí X là a(mol) thì số mol của các khí thành phần là: nNO = 0,45a mol; nNO2 = 0,15a mol; nNxOy = 0,4a mol.
Bài cho %mNO = 13,6% mà mNO = 30 × 0,45a = 13,5a (g)
Suy ra:
MNxOy = mhhX – mNO – mNO2 = 57,2a – 13,5a – 6,9a = 35,8a
Vậy oxit NxOy là N2O4
Ví dụ 4: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Xác định khí NxOy và kim loại M.
Hướng dẫn giải
Quá trình OXH
M → M+n + ne
3,024/M 3.024n/M
Khí có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 22
=> khí là N2O(44)
quá trình khử
N+5 + 8e------>N2O
0,336---- 0,04
3,024n/M = 0,336
do M là kim loại nên n = 1,2,3
ta thấy n =3 và M = 27 (Al ) thỏa mãn
Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 1,68gam kim loại Mg vào V lít dung dịch HNO3 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X và 0.448 lít (đktc) một chất khí Y duy nhất, nguyên chất. Cô cạn dung dịch X được 11,16g muối khan (quá trình cô cạn không làm muối phân hủy). Tìm công thức phân tử của khí Y và tính V.
Hướng dẫn giải
nMg = = 0,07mol ; nY = = 0,02mol
Sau cô cạn dung dịch X chắc chắn sản phẩm có Mg(NO3)2 0,07mol
=> mMg (NO3)2 = 0,07.148 = 10,36g < 11,16g
Vậy trong X còn có NH4NO3 với khối lượng 11,16 – 10,36 = 0,8g
=> số mol NH4NO3 = = 0,01mol
Quá trình oxi hóa : Mg Mg2+ + 2e
0,07 0,14(mol)
Quá trình khử : NO3- + 10H+ + 8e NH4+ + 3H2O
0,1 0,08 0,01 (mol)
xNO3- + (6x – 2y)H+ + (5x-2y)e NxOy + (3x-y)H2O
0,02(6x-2y) 0,02(5x-2y) 0,02(mol)
Theo định luật bảo toàn e ta có: 0,14 = 0,08 + 0,02(5x-2y)
ð 5x-2y =2. Nghiệm hợp lí là x=y=1 . Vậy sản phẩm là NO
ð số mol HNO3 = số mol H+ = 0,1+ 0,08 = 0,18 mol => V= 0,72 lít
Ví dụ 6: Một oxit nitơ A có khối lượng 4,6 (g) cho qua vụn đồng nung đỏ, N2 sinh ra được thu trong một nghiệm úp trên một chậu nước. Mực nước trong chậu thấp hơn so với mực nước ống nghiệm 3,0 cm. Thể tích N2 (đo ở 150C; áp suất khí quyển 730mmHg) là 1,23 lít, áp suất hơi nước bão hoà 12,7 mmHg. D của Hg = 13,6g.cm3. Xác định công thức phân tử của A biết rằng tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586.
Hướng dẫn giải
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025