Bài tập tổng hợp dẫn xuất halogen - ancol - phenol

Cập nhật lúc: 15:00 13-02-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết tổng hợp bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm chương dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Tất cả các bài tập tự luận đều có lời giải chi tiết giúp bạn đọc làm quen với cách trình bày khoa học và có thêm phương pháp giải bài tập hay, phần bài tập trắc nghiệm sẽ có đáp án cho bạn đọc đối chiếu.

BT TỔNG HỢP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM

 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

(Có lời giải và đáp án)

I. Câu hỏi, bài tập tự luận

Câu 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau :

      

Câu 2.             Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau :

      CH3Cl X YZ CH3COONa

Câu 3. Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng phương trình hoá học, các phản ứng diễn ra theo tỉ lệ mol 1:1, các chất sau phản ứng đều là sản phẩm chính.

     

Câu 4. Viết cấu tạo tất cả các ancol bậc ba có công thức C6H13OH. Gọi tên

Câu 5. Từ but-1-en viết các phương trình hoá học điều chế 3-metylheptan-3-ol.

Câu 6. Tìm công thức các chất hữu cơ ứng với các chữ cái trong sơ đồ sau và viết các phương trình hoá học để giải thích.

      Than đá + đá vôi  AB  D  E  F   G  H I

      Biết chất E không chứa oxi, khi đốt cháy hoàn toàn E cần 3,808 dm3 O2 (đktc), sản phẩm nhận được có 0,73 gam HCl, còn CO2 và H2O tạo ra theo tỉ lệ thể tích :  = 6 : 5 (cùng điều kiện).

Câu 7.             Viết phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng) :

C2H5Cl D C2H5OH D C2H5ONa

Câu 8. Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện (nếu có) khi cho glixerol lần lượt tác dụng với  từng chất : Na, axit HNO3, Cu(OH)2.  

Câu 9. Có hỗn hợp 3 chất hữu cơ : C6H6 ; C2H5OH ; CH3COOC2H5, nêu phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình hóa học.

Câu 10.           Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra để chứng tỏ rằng :

      a) Từ etilen điều chế được poli (vinyl clorua).

      b) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt etanol và etylen glycol.

Câu 11. a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất sau :

            isopropyl bromua, propan-2-ol, isopropylbenzen, b-naphtol.

Câu 12. Vinyl clorua, ancol etylic, phenol là những chất quan trọng trong công nghiệp hoá chất. Viết các phương trình hoá học điều chế chúng từ các hiđrocacbon thích hợp.

Câu 13. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học để giải thích trong các trường hợp sau :

      a) Nhỏ dung dịch brom vào alyl clorua.

      b) Nhỏ từng giọt dung dịch axit clohiđric vào dung dịch natri phenolat.

      c) Bỏ một mẩu nhỏ natri vào ống nghiệm đựng glixerol

      d) Lắc dung dịch kali pemanganat với stiren.

Câu 14. a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các ancol thơm và phenol có công thức C7H8O.

      b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có) của các chất trên với NaOH, CuO (nung nóng nhẹ).

Câu 15. Có bốn lọ đựng 4 chất lỏng : alyl clorua, phenyl clorua, phenol, ancol benzylic. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chúng.

Câu 16. Cho các chất sau : C2H5OH, C6H5OH, dung dịch CH3COOH, dung dịch C6H5ONa, dung dịch CH3COONa, dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3. Những cặp chất nào tác dụng được với nhau ? Viết các phư­ơng trình hóa học.

Câu 17. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng sau : C6H5OH tác dụng với dung dịch NaOH, với nước brom.              

Câu 18. Viết các phương trình hoá học của phản ứng chứng tỏ phenol có tính axit, nhưng là axit yếu.

Câu 19. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học để giải thích trong các trường hợp sau :

      a) Lắc stiren với dung dịch thuốc tím (dư).

      b) Nhỏ từng giọt dung dịch Na2CO3 vào phenol (rắn).

      c) Nhỏ một giọt dung dịch natri phenolat lên mẩu giấy quì tím.

      d) Đun benzyl clorua với dung dịch NaOH.

Câu 20. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất thơm có công thức C7H8O.

Câu 21. Có bốn lọ đựng 4 chất lỏng : toluen, phenyl clorua, phenol, ancol benzylic. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chúng, viết các phương trình hoá học.

Câu 22. Bằng những phản ứng hoá học nào chứng minh được phenol có tính axit, nhưng rất yếu. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đó.

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn a gam một ancol đơn chức, mạch hở rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình đựng H2SO4 đặc và bình đựng KOH. Kết thúc phản ứng thấy bình đựng axit tăng 4,5 gam, bình đựng kiềm tăng 8,8 gam.

      Tính a và xác định công thức phân tử của ancol.

Câu 24.           Từ 0,5 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, người ta sản xuất được 270 lít etanol tinh khiết (D = 0,8 g/ml).

      Tính hiệu suất chung của quá trình sản xuất ?

Câu 25.           Cho 11,5 gam Na vào cốc chứa 12,4 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, kết thúc phản ứng trong cốc còn lại 23,6 gam chất rắn. Xác định công thức phân tử của hai ancol.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 4,4g CO2 và 2,7g H2O. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của hai ancol,  biết trong X hai ancol có số mol bằng nhau.

Câu 27.           Một hỗn hợp gồm C2H5OH và một ankanol A. Đốt cháy cùng số mol của mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lượng nước sinh ra từ ancol kia. Nếu đun nóng hỗn hợp các ancol trên với H2SO4 đậm đặc ở 1800C thì chỉ thu được hai olefin. Xác định công thức phân tử của A và công thức cấu tạo của hai ancol.

Câu 28. Đun hỗn hợp ba ancol X, Y, Z (đều có phân tử khối lớn hơn 32) với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng liên tiếp. Đun hỗn hợp gồm X, Y với H2SO4 đặc ở 1400C được 1,32 gam hỗn hợp ba ete. Mặt khác làm bay hơi 1,32 gam ba ete này được thể tích đúng bằng thể tích của 0,48 gam oxi (đo cùng điều kiện).  Xác định công thức cấu tạo của ba ancol X, Y, Z.

Câu 29.           Hỗn hợp A chứa gilxerin và hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75 g hỗn hợp A tác dụng với natri dư thu được 2,52 lít H2 (đktc). Mặt khác 14,00 gam hỗn hợp A hoà tan vừa hết 3,92 gam Cu(OH)2. Xác định công thức phân tử của hai ancol đơn chức trong hỗn hợp A.

Câu 30.           Hỗn hợp A gồm phenol và ancol benzylic. Cho m gam A tác dụng với Na , dư thấy thoát ra 0,336 lít khí hiđro (đktc). Mặt khác, m gam A tác dụng hết với dung dịch brom, thu được 6,62 gam kết tủa trắng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính m.

II. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025