BTTN lý thuyết cân bằng hóa học - tốc độ phản ứng

Cập nhật lúc: 16:42 22-01-2016 Mục tin: Hóa học lớp 10


Bài viết tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết hay tổng quát giúp bạn đọc nắm thật chắc lý thuyết chương cân bằng hóa học - tốc độ phản ứng.

BTTN LÝ THUYẾT CÂN BẰNG HÓA HỌC – TÔC ĐỘ PHẢN ỨNG

Câu 1:Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng?

A. Nung kaliclorat ở nhiệt độ cao.

B. Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.

C. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxi.

D. Dùng phương pháp dời không khí để thu khí oxi.

Câu 2 : Công thức tính tốc độ phản ứng hóa hoc?

A.V= ∆C/∆t

B.V= ∆t/∆C

C.V= ∆v/∆t

D.V= ∆C.∆t

Câu 3: Tốc độ của phản ứng hoá học: A (k) + 2B (k) \(\rightleftharpoons\) C (k) + D (k)  đ­ược tính theo biểu thức n = k [A].[B]2, trong đó k là hằng số tốc độ, [A] và [B] là nồng độ mol/ lít của chất A và chất B. Khi nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng 

       A.    tăng 3 lần                              B.     tăng 9 lần

       C.    giảm 3 lần                             D.     không thay đổi

Câu 4. Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.

B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.

C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.

D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.

Câu 5. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:

                  2 SO2 + O2    \(\rightleftharpoons\)         2 SO3 (k)      < 0

     Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:

A. Giảm nồng độ của SO2

B. Tăng nồng độ của O2

C. Tăng nhiệt độ lên rất cao

D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp

Câu 6. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:

      A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

      B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng  nghịch

      C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.

      D. Không làm tăng tốc độ của phan ứng thuận và nghịch

Câu 7. Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)      \(\rightleftharpoons\)       2NH3 (k)   < 0

      Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải:

A. Giảm nhiệt độ và áp suất

B. Tăng nhiệt độ và áp suất

C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất

Câu 8. Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng:

                  H2 (k) + F2 (k)  \(\rightleftharpoons\)         2HF (k)   < 0

      Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?

A.   Thay đổi áp suất

B. Thay đổi nhiệt độ

C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2

D. Thay đổi nồng độ khí HF

Câu 9. Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:

                  H2 (k) + I2 (k)    \(\rightleftharpoons\)       2HI (k)   

      Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là:

Câu 10. Trộn 2 mol khí NO và một lượng chưa xác định khí O2 vào trong một bình kín có dung tích 1 lít ở 40oC. Biết:

                  2 NO(k) + O2 (k)   \(\rightleftharpoons\)           2 NO2 (k)

      Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, ta được hỗn hợp khí có 0,00156 mol O2 và 0,5 mol NO2. Hằng số cân bằng K lúc này có giá trị là:

A. 4,42                             B.40,1                                     C.71,2                         D.214

Câu 11. Cho phản ứng :  2 SO2(k) + O2(k)    \(\rightleftharpoons\)        2SO3 (k)

Số mol ban đầu của SO2 và O2 lần lượt là 2 mol và 1 mol. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng (ở một nhiệt độ nhất định), trong hỗn hợp có 1,75 mol SO2. Vậy số mol O2 ở trạng thái cân bằng là:

A.0 mol                           B.0,125 mol                            C.0,25 mol                  D.0,875 mol

Câu 12. Khi phản ứng :   N2 (k) + 3H2 (k)  \(\rightleftharpoons\)         2NH3 (k)   

đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là:

A.3 mol                           B.4 mol                                   C.5,25 mol                  D.4,5 mol

Câu 13. Tốc độ phản ứng tăng lên khi:

      A. Giảm nhiệt độ

      B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng

      C. Tăng lượng chất xúc tác

      D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 14. Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng:

                  4 NH3 (k)  + 3 O2 (k)       \(\rightleftharpoons\)    2 N2 (k) + 6 H2O(h)   <0

      Cân bằng sẽ chuyển  dịch theo chiều thuận khi:

A. Tăng nhiệt độ                                      B.Thêm chất xúc tác

C.Tăng áp suất                                          D.Loại bỏ hơi nước

Câu 15. Cho phản ứng: A + 2B → C

      Nồng độ ban đầu của A là 0,8 mol/l, của B là 1 mol/l

      Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là:

A.0,4                               B.0,2                                       C.0,6                           D.0,8

Câu 16. Cho phản ứng A + B \(\rightleftharpoons\) C

      Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:

A.0,16 mol/l.phút                                    B.0,016 mol/l.phút

C.1,6 mol/l.phút                                        D. Đáp án khác

Câu 17. Cho phản ứng:   2 SO2 + O2  \(\rightleftharpoons\)           2SO3

      Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần khi:

A. Tăng nồng độ SO2 lên 2 lần              B.Tăng nồng độ SO2 lên 4 lần

C.Tăng nồng độ O2 lên 2 lần                     D.Tăng đồng thời nồng độ SO2 và O2 lên 2 lần

Câu 18. Cho phản ứng: 2 NaHCO3 (r)          Na2CO3 (r) + CO2(k) + H2O (k)   = 129kJ

      Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:

A.Giảm nhiệt độ                                      B.Tăng nhiệt độ

C.Giảm áp suất                                         D.Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

Câu 19. Cho phản ứng :  2A + B → C

      Nồng độ ban đầu của A là 6M, của B là 4M. Hằng số tốc độ k = 0,5

      Tốc độ phản ứng lúc ban đầu là :

A.12                                B.18                                        C.48                                        D.72

Câu 20. Cho phản ứng A + 2B → C

Nồng độ ban đầu của A là 1M, B là 3M, hằng số tốc độ k = 0,5. Vận tốc của phản ứng khi đã có 20% chất A tham gia phản ứng là:

A.0,016                           B.2,304                                   C.2.704                       D.2.016

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021