BTTN tính toán nito - photpho

Cập nhật lúc: 17:10 05-04-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Các bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp bạn đọc rèn luyện các kỹ năng giải bài tập, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức.

BTTN TÍNH TOÁN CHƯƠNG NITO - PHOTPHO

 

Câu 1: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là

A. 20%.          B. 22,5%.       C. 25%.          D. 27%.

Câu 2: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

A. 75%.          B. 60%.          C. 70%.          D. 80%.

Câu 3: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Để trung hòa 300 ml dung dịch A cần vừa đủ V ml dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là

A. 200.           B. 250.            C. 500.            D. 1000.

Câu 4: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.
            Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.
            Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)

A. 4,96 gam.  B. 8,80 gam.  C. 4,16 gam.  D. 17,6 gam.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3, thấy tạo ra 44,8 lít hỗn hợp ba khí NO, N2, N2O (tỉ lệ mol:n NO   :nN2     :nN2O = 1: 2 : 2). Thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng (lít) là

A. 1,92.                      B. 19,2.                       C. 19.              D. 1,931.

Câu 6: Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử  duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch  Z là

A. 76,5 gam.              B. 82,5 gam.              C. 126,2 gam.                        D. 180,2 gam.

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 9,45 gam kim loại X bằng HNO3 loãng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO (không có sản phẩm khử khác), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Kim loại X là

A. Zn.             B. Cu.             C. Al.              D. Fe.

Câu 8: Một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và R được chia thành 2 phần bằng nhau.
+ Phần 1 : cho tác dụng với HNO3 dư thu được 1,68 lít N2O duy nhất.

+ Phần 2 : Hòa tan trong 400 ml HNO3 loãng 0,7M, thu được V lít khí không màu, hóa nâu trong không khí. Giá trị của V (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) là

A. 2,24 lít.                  B. 1,68 lít.                  C. 1,568 lít.                D. 4,48 lít.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4

A. 139,2 gam.                        B. 13,92 gam.                        C. 1,392 gam.                        D. 1392 gam.

Câu 10: Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 (đặc nóng) thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là

A. 0,14 mol.               B. 0,15 mol.               C. 0,16 mol.               D. 0,18 mol.

Câu 11: Cho a gam hỗn hợp X gồm oxit FeO, CuO, Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250 ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ, thu được dung dịch Y và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hiđro là 20,143. Tính a

A. 74,88 gam.                                    B. 52,35 gam.           

C. 72,35 gam.                                    D. 61,79 gam.

Câu 12: Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO3 0,5M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X và có khí NO thoát ra. Thể tích khí NO bay ra (đktc) và thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hết Cu2+ trong X lần lượt là

A. 4,48 lít và 1,2 lít.                                     B. 5,60 lít và 1,2 lít.  

C. 4,48 lít và 1,6 lít.                                     D. 5,60 lít và 1,6 lít.  

 Câu 13: Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.                  B. 2,99 lít.                  C. 4,48 lít.                  D. 11,2 lít.

Câu 14: Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3 thấy xuất hiện 6,72 lít (đkc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng

A. 6,72 gam.              B. 7,59 gam.                          C. 8,10 gam.              D. 13,50 gam.

Câu 15: Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 25,2% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

A. 336 lít                    B. 448 lít                                C. 896 lít                    D. 224 lít

Câu 16: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là

A. 49,61%.                 B. 56,32%.                 C. 48,86%.                 D. 68,75%.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là

A. 25.                          B. 50.                          C. 75.                          D. 100.

Câu 18: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là

A. NaH2PO4 11,2%.                         B. Na3PO4 và 7,66%.

C. Na2HPO4 và 13,26%.                 D. Na2HPO4 và NaH2PO4 đều 7,66%.

Câu 19: Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối

A. KH2PO4 và K2HPO4.                               B. KH2PO4 và K3PO4.

C. K2HPO4 và K3PO4.                                   D. KH2PO4,  K2HPO4 và K3PO4

Câu 20: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là

A. 50 gam Na3PO4.

B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4.

C. 15 gam NaH2PO4.

D. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4.

Câu 21: Cho 14,2 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M, thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là

A. PO43- và OH-.                                                                   B. H2PO4- và HPO42-.

C. HPO42- và PO43-.                                                              D. H2PO4- và PO43-.

Câu 22: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là

A. NH4H2PO4.                                  B. (NH4)2HPO4.

C. (NH4)3PO4.                                   D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

Câu 23: Thuỷ phân hoàn toàn 8,25 gam một photpho trihalogenua thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Công thức của photpho trihalogenua là

A. PF3.            B. PCl3.           C. PBr3.          D. PI3.

Câu 24: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là

A. 78,56%.                 B. 56,94%.                 C. 65,92%.                 D. 75,83%.

Câu 25: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là

A. 48,52%.                 B. 42,25%.                 C. 39,76%.                 D. 45,75%.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025