Hóa học hữu cơ và các hợp chất

Cập nhật lúc: 15:39 16-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết sẽ đưa đến các lý thuyết chung nhất về các hợp chất hữu cơ với những nội dung ngắn gọn dễ hiểu.

ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

I. KHÁI NIỆM HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Khái niệm

- Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của C trừ oxit của C, muối cacbua, muối cacbonat, muối xianua.

- Hoá học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2. Phân loại hợp chất hữu cơ.

Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrcacbon và dẫn xuất hidrcacbon.

a. Hidrcacbon là loại hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là cacbon và hidro.

      * Hidrocacbon mạch hở:

           - Hidrocacbon no : Ankan  CH4

          - Hidrocacbon không no có một nối đôi  :Anken C2H4

          - Hidrcacbon không no có hai nối đôi :  Ankadien

      * Hidrocacbon mạch vòng :

          - Hidrocacbon no : xicloankan

          -  Hidrocacbon mạch vòng  : Aren 

b. Dẫn xuất của hidrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một số hay nhiều nguyên tố khác như O, N, S, halogen...

       * Dẫn xuất halogen : R – X ( R là gốc hidrocacbon)

       * Hợp chất chứa nhóm chức:

           - OH - : ancol;    - O - : ete;  - COOH: axit......

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

  1) Cấu tạo.

- Đa số hợp chất hữu cơ mang đặc tính liên kết cộng hoá trị, không tan hoặc rất ít tan trong nước,

 tan trong dung môi hữu cơ.

  2) Tính chất vật lí.

- Đa số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kém bền nhiệt so với hợp chất vô cơ.

  3) Tính chất hóa học.

- Có thể phân loại và sắp xếp các hợp chất hữu cơ thành những dãy đồng đẳng

 (có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự).

- Hiện tượng đồng phân rất phổ biến đối với các hợp chất hữu cơ, nhưng rất hiếm đối với các hợp

 chất vô cơ.

- Tốc độ phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm so với hợp chất vô cơ và không hoàn

   toàn theo một hướng nhất định.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

- Chưng cất: để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều. 

- Chiết: để tách hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.  

- Kết tinh lại: để tách các chất rắn có độ tan khác nhau theo nhiệt độ. 

IV. ĐỒNG ĐẲNG VÀ ĐỒNG PHÂN

1. Đồng đẳng

- Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.

- Các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng hợp thành một dãy đồng đẳng có công thức chung.

2. Đồng phân

- Đồng phân là các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

- Cần chú ý phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể (đồng phân cis – trans). 

V. CÁC LOẠI CÔNG THỨC CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

- Công thức tổng quát là công thức cho biết hợp chất hữu cơ chứa nguyên tử của những nguyên tố nào. 

- Công thức đơn giản nhất là công thức cho biết tỷ lệ tối giản số nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. 

- Công thức phân tử là công thức cho biết số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ. 

- Công thức cấu tạo là công thức cho biết thứ tự liên kết và kiểu liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025