Cập nhật lúc: 15:35 15-12-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10
Xem thêm: Chương 6. Nhóm VIA. Oxy - Lưu Huỳnh
LƯU HUỲNH.
I. Tính chất vật lí
Là chất bột màu vàng, không tan trong nước. S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O.
II. Tính chất hóa học
Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6. Ngoài tính oxi hóa, S còn có tính khử.
1. Tính oxi hóa
- Tác dụng với hiđro:
H2 + S → H2S (3500C)
- Tác dụng với kim loại
+ S tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp).
+ Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Na + S → Na2S
Hg + S → HgS
(phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
- Muối sunfua được chia thành 3 loại:
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
2. Tính khử
- Tác dụng với oxi:
S + O2 → SO2 (t0)
- Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh
S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O (t0)
S + 4HNO3 đặc → 2H2O + 4NO2 + SO2 (t0)
III. Ứng dụng
Ứng dụng của lưu huỳnh
Là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp:
- 90% dùng để sản xuất H2SO4.
- 10% để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm nông nghiệp...
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh là gì ?
A. Tính oxi hóa và tính khử.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính khử.
D. Tính khử mạnh.
Câu 2. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. Cl2, O3, S.
B. S, Cl2, Br2.
C. Na, F2, S.
D. Br2, O2, Ca.
Câu 3. Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S
A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
Câu 4. Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách
A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Câu 5. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro là thể hiện
A. Tính oxi hóa C. Tính khử
B. Cả tính oxi hóa và khử D. Tính kim loại
Câu 6. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1:2 B. 1:3 C. 3:1 D.2:1
Câu 7. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 g bột lưu huỳnh và 15 g bột kẽm trong môi trường kín không có không khí.Chất nào còn lại sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?
A. Zn; 2g C. S; 2g
B. Zn; 8,45g D. S; 3,2g
Câu 8. Phương trình phản ứng của thủy ngân với lưu huỳnh.
A. Hg + S → HgS
B. Hg + S → Hg2S
C. Hg + S → Hg2S3
D. Không phản ứng.
Câu 9. Cho phản ứng S + H2SO4→SO2 + H2O. Tổng hệ số của phương trình hóa học là:
A. 8 |
B. 10 |
C. 12 |
D.14 |
Câu 10. Lưu huỳnh tác dụng với khí A tạo thành khí mới có mùi trứng thối. Hỏi khí A là khí gì, PTHH xảy ra là:
A. H2. Phản ứng: S + H2 → H2S
B. O2. Phản ứng: S + O2→ SO2
C. H2 . Phản ứng: S + H2→ H2S
D. F2. Phản ứng: S + F2→ SF6
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
C |
C |
A |
D |
A |
A |
A |
A |
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025