Ozon và hiđro peoxit

Cập nhật lúc: 10:53 11-12-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10


Ozon và oxi đều có thành phần là oxi vậy chúng có tính chất gì giống nhau? Nước oxi già mà chúng ta thường rửa vết thương thực chất là chất gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

             OZON VÀ HIĐRO PEOXIT

I - OZON
Oxi  (O2)  và  ozon  (O3)  là hai dạng hình thù của nguyên tố oxi.
1. Cấu tạo phân tử của ozon
Phân tử ozon có ba nguyên tử oxi liên kết với nhau. Nguyên tử oxi trung tâm tạo nên một liên kết cho - nhận với một trong hai nguyên tử oxi và hai liên kết cộng hóa trị với nguyên tử oxi còn lại: 

2. Tính chất của ozon
a) Tính chất vật lí
Ozon là chất khí, mùi đặc trưng, màu xanh nhạt. Ở nhiệt độ  −1120C, khí ozon hóa lỏng có màu xanh đậm. Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi gần  16   lần  (100ml  nước ở  00C  hòa tan được  49ml  khí ozon).
b) Tính chất hóa học
Trên tầng cao của khí quyển,  O3  được tạo thành từ  O2  do ảnh hưởng của tia cực tím (UV)  hoặc sự phóng điện trong cơn  dông:                    
O3  là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn  O2.
Thí dụ:
- O3  oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ  Au  và  Pt). Ở điều kiện bình thường,  O2  không oxi hóa được Ag, nhưng  O3  oxi hóa  Ag  thành  Ag2O:
                      2Ag  +  O3→Ag2O+O2
- O3  không oxi hóa được ion  I  trong dung dịch, nhưng  O3  oxi hóa ion  I  thành  I2:
                      2KI +O3   +H2O→  I2  +2KOH+O2
3. Ứng dụng của ozon
Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon (dưới  10−6%  theo thể tích)  có tác dụng làm cho không khí trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người.
Trong thương mại, người ta dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
Trong đời sống, người ta dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả. Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng.
II - HIĐRO PEOXIT
1. Cấu tạo phân tử của hiđro peoxit
Hiđro peoxit (nước oxi già) có công thức phân tử là  H2O2. Công thức cấu tạo của phân tử là 

Liên kết giữa các nguyên tử  H  và nguyên tử  O  là liên kết cộng hóa trị có cực (cặp electron chung lệch về phía nguyên tử  O).
2. Tính chất của hiđro peoxit
a) Tính chất vật lí
Hiđro peoxit là chất lỏng không màu, nặng hơn nước  (D=1,45g/cm3), hóa rắn ở  −0,480C, tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
b) Tính chất hóa học
- Hiđro peoxit là hợp chất ít bền, dễ bị phân hủy thành  H2O  và  O2, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Sự phân hủy  H2O2  sẽ xảy ra nhanh nếu có mặt chất xúc tác:
                      2H2O2 2H2O+O2
Phản ứng này được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Số oxi hóa của nguyên tố oxi trong  H2O là  −1, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa  −2  và  0  của nguyên tố oxi. Vì vậy,  H2O2  vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử:
H2O2  có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử. Thí dụ:
         H2O2+KN+3O2→H2O+KNO3

H2O2 +2KI →I2 +2KOH
H2O có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa. Thí dụ:
           Ag2O+H2O2→2Ag+H2O+O2

5H2O2+2KMnO4+3H2SO4→2MnSO4+5O2+K2SO4+8H2O
3.Ứng dụng của hiđro peoxit
Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất được  720000tấn H2O2  (quy ra nguyên chất).
Những ứng dụng của hiđro peoxit liên quan đến tính oxi hóa của nó:
- 28%  dùng làm chất tẩy trắng bột giấy.
- 20%  dùng chế tạo nguyên liệu tẩy trắng trong bột giặt.
- 19%  dùng tẩy trắng tơ sơi, lông, len, vải.
- 17%  dùng làm chất bảo vệ môi trường, khai thác mỏ.
- 16%  dùng trong các ngành công nghiệp hóa chất, khử trùng hạt giống trong nông nghiệp, chất bảo quản nước giải khát, trong y khoa dùng làm chất sát trùng (dung dịch  H2O23%),...

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon:

A. oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau

B. oxi và ozon đều có số proton và notron giống nhau trong phân tử

C. oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi

D. cả oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường

Câu 2: Trong phản ứng với chất nào, H2O2 thể hiện là chất oxi hoá?

A. dung dịch KMnO4

B. dung dịch H2SO3

C. MnO2

D. O3

Câu 3: Cho phản ứng:

2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O

Hệ số tỉ lượng đúng ứng với chất oxi hoá và chất khử là:

A. 5 và 3

B. 5 và 2

C. 2 và 5

D. 3 và 5

Câu 4: Cho phản ứng: H2O2 + KI → I2 + KOH

Vai trò của từng chất tham gia phản ứng là gì?

A. KI là chất oxi hoá, H2O2 là chất khử

B. KI là chất khử, H2O2 là chất oxi hoá

C. H2O2 là chất bị oxi hoá, KI là chất bị khử

D. H2O2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

Câu 5: Trong phản ứng hoá học:

Ag2O + H2O2 → Ag + H2O + O2

Các chất tham gia phản ứng có vai trò là gì?

A. H2O2 là chất oxi hoá, Ag2O là chất khử

B. H2O2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

C. Ag2O là chất bị khử,H2O2 là chất bị oxi hoá

D. Ag2O là chất bị oxi hoá, H2O2 là chất bị khử

Câu 6: Trong phản ứng nào sau đây H2O2 đóng vai trò chất khử?

A. H2O2 + KI → I2 + KOH

B. H2O2 + KCrO2 + KOH → K2CrO4 + H2O

C. H2O2 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

D. H2O2 + Cl2 → O2 + HCl

Câu 7: Trong số các chất sau, chất nào có thể tác dụng với dung dịch KI tạo I2?

A. HF và HCl

B. Na2SO4 và H2S

C. O3 và HF

D. O3 và Cl2

Câu 8: Sự hình thành lớp ozon trên tầng bình lưu của khí quyển là do:

A. tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử O2

B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển

C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất

D. cả A và B đều đúng

Câu 9: Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là:

A. H2O2 chỉ có tính oxi hoá

B. H2O2 chỉ có tính khử

C. H2O2 không có tính oxi hoá, không có tính khử

D. H2O2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử

Câu 10: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?

A. O3

B. H2SO4

C. H2S

D. H2O2

Đáp án:
1C     2B     3C     4B     5C     6D     7D     8D     9D     10D

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025