Cập nhật lúc: 10:00 14-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 10
Xem thêm: Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử
PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
I. Phản ứng oxi hoá- khử:
1. Xét phản ứng có oxi tham gia:
VD1:
Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2, Mg nhường electron:
Oxi nhận electrron:
Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxh Mg.
Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg.
VD2 :
Số oxh của đồng giảm từ +2 xuống 0, đồng trong CuO nhận thêm 2 electron:
Số oxh của H tăng từ 0 lên +1, H nhường đi 1 e:
=> Quá trình nhận thêm 2 electron gọi là quá trình khử (sự khử ).
Phản ứng (2): Chất oxh là CuO, chất khử là Hiđro.
Tóm lại:
+ Chất khử ( chất bị oxh) là chất nhường electron.
+ Chất oxh ( Chất bị khử) là chất thu electron.
+ Quá trình oxh ( sự oxh ) là quá trình nhường electron.
+ Quá trình khử (sự khử ) là quá trình thu electron.
2.Xét phản ứng không có oxi tham gia
Phản ứng (5) nguyên tử N-3 nhường e, N+5 nhận e
à có sự thay đổi số oxh của một nguyên tố.
3.Phản ứng oxi hoá- khử
ĐN: Phản ứng oxh – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay pư oxh – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxh của một số nguyên tố.
II. Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử:
Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử:
Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận
Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH
Ví dụ : Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử sau :
NH3 + Cl2 à N2 + HCl
Bước 1 :
Số oxh của N tăng từ -3 lên 0 : Chất khử
Số oxh của Cl giảm từ 0 xuống -1 : Chất oxh
Bước 2 :
Quá trình oxh :
Quá trình khử :
Bước 3 :
Quá trình oxh : x 1
Quá trình khử : x 3
Bước 4 : 2NH3 + 3Cl2 à N2 + 6HCl
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau :
Mg là chất khử ; (trong AlCl3) là chất oxi hoá
Phương trình sẽ là :
3Mg + 2AlCl3--->3MgCl2 + 2Al
(trong KClO3) vừa là chất khử vừa là chất oxh
Phương trình sẽ là : 4KClO3 ---> KCl + 3KClO4
(trong KClO3) là chất oxi hóa ; (trong KClO3) là chất khử
Phương trình sẽ là : 2KClO3 ---> 2KCl + 3O2
(trong FeS2) là chất khử ; là chất oxi hoá
Phương trình sẽ là :
4FeS2 + 11O2 à 2Fe2O3 + 8SO2
(trong MnO2) là chất oxi hoá ; (trong HCl) là chất khử
Phương trình sẽ là :
MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025