Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử các nguyên tố hóa học

Cập nhật lúc: 17:11 22-04-2016 Mục tin: Hóa học lớp 10


Giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xác định.

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON

NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

I/ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC:

      - Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A đựơc lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

      - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.

II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.

1.Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

-Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) à là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.

Số TT của nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị

-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.

-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAàVIIIA.

2.Một số nhóm A tiêu biểu.

a.Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)

*Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn

-Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)

-Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntử

b.Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)

*Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*

-Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

-Tính chất hoá học:

+ T/d với oxi tạo oxít bazơ

+ T/d với Phi kim tạo muối

+ T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2

c.Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)

*Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*

-Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

-Tính chất hoá học:

+ T/d với oxi tạo oxít axít

+ T/d với kim loại tạo muối

+ T/d với H2 tạo hợp chất khí.

III. CẤU HÌNH E NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM B

- Thành phần: gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.

- Đặc điểm:

   + Từ chu kì 4 trở đi, trog mỗi chu kì sau khi bão hòa phân lớp ns2 , các e được phân bố ở lớp (n-1)d.

   + Các ng.tố d, f có số e hóa trị ằm ở lớp n.c hoặc cả phân lớp sát lớp n.c chưa bão hòa.

- Thí dụ: Fe (56): 3d6 4s2

              Ag (47): [Kr] 4d10 5s1

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Câu 2. Chu kì là

A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều  số khối  tăng dần.

C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần.

Câu 3. Nhóm nguyên tố là

A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.

B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học  giống nhau và được xếp thành một cột.

C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Câu 4. Tìm câu sai trong những câu sau đây:

A. Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Câu 5. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là  11, 19, 29 có đặc điểm gì giống nhau?

A. Có cùng 1 e lớp ngoài cùng.     

B. Cùng kết thúc bằng phân lớp 4s.                      

C. Cùng số lớp e.                 

D. Cùng có số  e lẻ

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.

B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.

C. Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng.

D. Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột.

Câu 7. Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

            A. 3                             B. 4                             C. 5                             D. 6.

Câu 8. Số nguyên tố thuộc chu kỳ 2 là

            A. 8                             B. 18                           C. 32                           D. 50

Câu 9. Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây?

            A. 1                             B. 2                            

C. 3                             D. Cả 3 chu kỳ 1, 2, 3.

Câu 10. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là:

            A. 13+                                    B. 14+                                    C. 15+                                    D. 16+

Câu 11. Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?

            A. Nguyên tố s                      B. Nguyên tố p                     

C. Nguyên tố d                      D. Nguyên tố f

Câu 12. Cho cấu hình electron của Zn [Ar] 3d10 4s2. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là

A. Ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIA                                   C. Ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIA

B. Ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB.                                  D. Ô 31, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Câu 13. Có các hợp chất NaF, NaCl, NaBr, MgO, CaO, BaO. Những hợp chất nào mà trong thành phần của nó chỉ có những ion có cấu hình electron lớp bên ngoài  là…2s2 2p6?

A. NaF, MgO.                                    B. NaCl, CaO.                       

C. NaBr, BaO.                       D. NaF, CaO.

Câu 14. Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là :                 

A. 19.              B. 11.              C.18.                           D. 8.

Câu 15. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là :

A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3.       

B. chu kì 2, nhóm VA, XH4.           

C. chu kì 2, nhóm VA, XH3.           

D. chu kì 2, nhóm VA, XH2

ĐÁP ÁN

          1           

          2           

          3           

          4           

          5           

          6           

          7           

          8           

          9           

        10         

        11         

        12         

        13         

        14         

        15         

D

C

C

C

A

B

D

A

D

D

C

B

A

A

C

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021