Cập nhật lúc: 17:20 27-01-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11
BTTN LÝ THUYẾT HIDROCACBON THƠM
Câu 1: Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :
A. sp. B. sp2. C. sp3. D. sp2d.
Câu 2: Trong vòng benzen mỗi nguyên tử C dùng 1 obitan p chưa tham gia lai hoá để tạo ra :
A. 2 liên kết pi riêng lẻ. B. 2 liên kết pi riêng lẻ.
C. 1 hệ liên kết pi chung cho 6 C. D. 1 hệ liên kết xigma chung cho 6 C.
Câu 3: Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.
C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 4: Cho các công thức :
(1) (2) (3)
Cấu tạo nào là của benzen ?
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) ; (2) và (3).
Câu 5: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 3. C. CnH2n-6 ; n 6. D. CnH2n-6 ; n 6.
Câu 6: Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là:
A. 8 và 5. B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 4 và 8.
Câu 7: Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với naptalen, giá trị của n và a lần lượt là:
A. 10 và 5. B. 10 và 6. C. 10 và 7. D.10 và 8.
Câu 8: Chất nào sau đây có thể chứa vòng benzen ?
A. C10H16. B. C9H14BrCl. C. C8H6Cl2. D. C7H12.
Câu 9: Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen ?
A. C8H10. B. C6H8. C. C8H10. D. C9H12.
Câu 10: Cho các chất: C6H5CH3 (1) p-CH3C6H4C2H5 (2)
C6H5C2H3 (3) o-CH3C6H4CH3 (4)
Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3). B. (2); (3) và (4).
C. (1); (3) và (4). D. (1); (2) và (4).
Câu 11: Chât cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?
A. o-xilen. B. m-xilen.
C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen.
Câu 12: CH3C6H2C2H5 có tên gọi là:
A. etylmetylbenzen. B. metyletylbenzen.
C. p-etylmetylbenzen. D. p-metyletylbenzen.
Câu 13: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen. B. n-propylbenzen.
C. iso-propylbenzen. D. đimetylbenzen.
Câu 14: iso-propyl benzen còn gọi là:
A.Toluen. B. Stiren. C. Cumen. D. Xilen.
Câu 15: Cấu tạo của 4-cloetylbenzen là:
A. B.
C. D.
Câu 16: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa :
A. vòng benzen. B. gốc ankyl và vòng benzen.
C. gốc ankyl và 1 benzen. D. gốc ankyl và 1 vòng benzen.
Câu 17: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:
A. phenyl và benzyl. B. vinyl và anlyl.
C. anlyl và Vinyl. D. benzyl và phenyl.
Câu 18: Điều nào sau đâu không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen ?
A. vị trí 1, 2 gọi là ortho. B. vị trí 1,4 gọi là para.
C. vị trí 1,3 gọi là meta. D. vị trí 1,5 gọi là ortho.
Câu 19: Một ankylbenzen A có công thức C9H12, cấu tạo có tính đối xứng cao. Vậy A là:
A. 1,2,3-trimetyl benzen. B. n-propyl benzen.
C. iso-propyl benzen. D. 1,3,5-trimetyl benzen.
Câu 20: Một ankylbenzen A (C12H18) cấu tạo có tính đối xứng cao. A là:
A. 1,3,5-trietylbenzen. B. 1,2,4-tri etylbenzen.
C. 1,2,3-tri metylbenzen. D. 1,2,3,4,5,6-hexaetylbenzen.
Câu 21: C7H8 có số đồng phân thơm là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23: Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 24: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Câu 25: A là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên là: (C3H4)n. Công thức phân tử của A là:
A. C3H4. B. C6H8. C. C9H12. D. C12H16.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025