BTTN tính toán sự điện li

Cập nhật lúc: 16:17 15-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm tính toán có đáp án dưới đây giúp bạn đọc ôn tập thật kĩ kiến thức của chương đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh.

BTTN TÍNH TOÁN SỰ ĐIỆN LI

Câu 1: Hòa tan 25 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 175 gam H2O thu được dung dịch muối có nồng độ là

            A. 8%.                         B. 12,5%.                    C. 25%.                       D. 16%.

Câu 2: Hòa tan a gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 150 gam dung dịch CuSO4 10% thu được dung dịch mới có nồng độ 43,75%. Giá trị của a là

            A. 150.                        B. 250.                        C. 200.                        D. 240.

    Câu 3: Độ điện li a của CH3COOH trong dung dịch 0,01M là 4,25%. Nồng độ ion H+ trong dung 

    dịch này là bao nhiêu ?

                A. 0,425M.                 B. 0,0425M.                C. 0,85M.                    D. 0,000425M.

Câu 4: Trị số pH của dung dịch  axit foomic 1M (Ka=1,77.10-4) là

            A.1,4.                                      B.1,1.                          C. 1,68.                       D. 1,88.                      

Câu 5: Dung dịch axit axetic trong nước có nồng độ 0,1M. Biết 1% axit bị phân li. Vậy pH của dung dịch    bằng bao nhiêu ?

            A. 11.                          B. 3.                            C. 10.                          D. 4.

Câu 6: Biết [CH3COOH] = 0,5M và ở trạng thái cân bằng [H+] = 2,9.10-3M. Hằng số cân bằng Ka của axit là

            A. 1,7.10-5.                  B. 5,95.10-4.                C. 8,4.10-5.                  D. 3,4.10-5.

Câu 7: Dung dịch NH3 1M với độ điện li là 0,42% có pH là

A. 9.62.                       B. 2,38.                       C. 11,62.                     D. 13,62.

Câu 8: Dung dịch HCOOH 0,01 mol/l có pH ở khoảng nào sau đây?

            A. pH = 7.                   B. pH > 7.                   C. 2 < pH < 7.             D. pH =2

Câu 9: Thêm nước vào 10,0 ml axit axetic băng (axit 100%; D= 1,05 g/ml) đến thể tích 1,75 lít ở 25oC, dùng máy đo thì thấy pH=2,9. Độ điện li α và hằng số cân bằng Ka của axit axetic ở nhiệt độ đó là       

            A. 1,24% và 1,6.10-5.                                      B. 1,24% và 2,5.10-5.              

            C. 1,26% và 1,6.10-5.                                      D. 1,26% và 3,2.10-4.

Câu 10: Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và ion. Độ điện li α của CH3COOH ở nồng độ đó là (biết số Avogađro=6,02.1023)

       A. 4,15%.                    B. 3,98%.                   C. 1%.                         D. 1,34%.

Câu 11: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25oC Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25o

A. 1,00.                       B. 4,24.                       C. 2,88.                       D. 4,76.

Câu 12: Dung dịch X có hoà tan hai chất CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết hằng số axit của CH3COOH là Ka=1,8.10-5. Giá trị pH của dung dịch X là: 

            A. 5,44.                       B. 6,74                                    C. 3,64                                    D. 4,74.

Câu 13: Dung dịch CH3COONa 0,1M (Kb=5,71.10-10) có [H+] là

            A. 7,56.10-6 M.            B. 1,32.10-9 M.            C. 6,57.10-6 M.            D. 2,31.10-9 M.

Câu 14: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là:           

            A. 2a+2b=c-d.             B. a+b=c+d.                C. 2a+2b=c+d.            D. a+b=2c+2d.

Câu 15: Để được dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,02 mol), Fe2+ (0,03 mol), Cl- (0,04 mol),

SO42- (0,03 mol), ta có thể pha vào nước

            A. 2 muối.                                                       B. 3 muối.                  

C. 4 muối.                                                       D. 2 hoặc 3 hoặc 4 muối.

Câu 16: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Giá trị của x là

           A. 0,05.                       B. 0,075.                     C. 0,1.                                     D. 0,15.

Câu 17: Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

            A. 0,1 và 0,35.            B. 0,3 và 0,2.               C. 0,2 và 0,3.             D. 0,4 và 0,2.

Câu 18: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là

            A. 0,01 và 0,03.          B. 0,02 và 0,05.           C. 0,05 và 0,01.                      D. 0,03 và 0,02.

Câu 19: Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3-, a mol OH- và b mol Na+. Để trung hoà 1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là:           

           A. 16,8 gam.                B. 3,36 gam.                C. 4 gam.                    D. 13,5 gam.

Câu 20: Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là  

A. 0,15.                       B. 0,25.                      C. 0,20.                       D. 0,30.

Câu 21: Dung dịch A có chứa : Mg2+, Ba2+,Ca2+,  và 0,2 mol Cl-, 0,3 mol NO3-. Thêm dần dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là bao nhiêu ?  

            A. 300 ml.                   B. 200 ml.                   C.150ml.                     D. 250 ml. 

Câu 22: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO­42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau: Cho phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng

            A. 6,11gam.                            B. 3,055 gam.             C. 5,35 gam.              D. 9,165 gam.

Câu 23: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X.  

            A.14,9 gam.                B.11,9 gam.                 C. 86,2 gam.               D. 119 gam.

Câu 24: Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là : 

            A. 0,2M.                      B. 0,3M.                      C. 0,6M.                      D. 0,4M.

Câu 25: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau : Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa ; Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)

            A. 3,73 gam.               B. 7,04 gam.                C. 7,46 gam.               D. 3,52 gam.

Câu 26: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?  

            A. 2M và 2M.             B. 1M và 1M.              C. 1M và 2M.             D. 2M và 2M.

Câu 27: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3 ml dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:

                A. 1,2 M.                   B. 0,6 M.                     C. 0,75 M.                   D. 0,9 M.

    Câu 28: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung

    dịch Y.  Dung dịch Y có pH là

                A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 29: Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có pH bằng  

            A. 9.                            B. 12,30.                     C. 13.                          D.12.

Câu 30: Để trung hoà 100 gam dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 có pH bằng 13.

            A. 500 ml.                   B. 0,5 ml.                    C. 250 ml.                   D. 50 ml.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025