Cập nhật lúc: 17:20 01-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11
BTTN TỔNG HỢP AXÍT CACBOXYLIC
I/ bài tập lý thuyết :
Câu 1: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A.CnH2nO2 B. CnH2n +2O2 C.CnH2n +1O2 D.CnH2n -2O2
Câu 2: Công thức chung của axit cacboxylic no, đa chức, mạch hở là
A. B. C. D.
Câu 3: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 1 đồng phân B. 2 đồng phân C. 3 đồng phân D. 4 đồng phân
Câu4: Công thức đơn giản nhất của 1 axit no đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu gọn của axit đó là :
A. C2H3(COOH)3 B. C4H7(COOH)3 C. C3H5(COOH)3 D. Câu A,C đúng
Câu 5: Axit X mạch hở, không phân nhánh có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n .Giá trị của n và công thức của X là .
A. n = 1,C2H4COOH B. n = 2, HOOC[CH2]4COOH
C. n = 2, CH3CH2CH(COOH)CH2COOH D. n = 2,HOOCCH2CH(CH3)CH2COOH
Câu 6: Cho các chất sau: HCOOH, (CH3)2CH2COOH, CH2=CHCOOH, C6H5 COOH .
Tên gọi thông thường của các hợp chất trên lần lượt là .
A. axit fomic, axit isobutiric, axit acrylic, axit benzoic
B. axit fomic, axit 2-metylpropanoic, axit acrylic, axit phenic
C. axit fomic, axit propionic, axit propenoic, axit benzoic
D. axit fomic, axit 2-metylpropioic, axit acrylic, axit benzoic
Câu 7: Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn của anđehit, xeton, ancol có cùng số nguyên tử C là do .
A. axit cacboxylic chứa nhóm C=O và nhóm -OH
B. phân tử khối của axit lớn hơn và nguyên tử H của nhóm axit linh động hơn
C. có sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử
D. các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn
Câu 8: Cho 3 axit: CH3(CH2)2CH2COOH(1) , CH3 (CH2)3CH2COOH(2) ,CH3 (CH2)4CH2COOH (3)
Chiều giảm dần độ tan trong nước (từ trái qua phải) của 3 axit đã cho là
A. (1), (3), (2) B. (1), (2), (3) C. (3), (2), (1) D. (3), (1), (2)
Câu 9: Cho các chất sau: CH3 COOH (X),CH3 CHO (Y), C6H6 (Z), C6H5COOH (T), .
Chiều giảm dần (từ trái qua phải) khả năng hoà tan trong nước của các chất trên là
A. X, Y, T, Z B. X, T, Y, Z C. T, X, Y, Z D. X, T, Z, Y
Câu 10: Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của 3 axit: C6H5OH(X),CH3 COOH (Y), H2 CO3 (Z),
A. X, Y, Z B. X, Z, Y C. Z, X, Y D. Z, Y, X
Câu 11: Brom phản ứng với axit butiric (X) sinh raCH3CHBrCH2COOH(Y) hoặc CH3CH2CHBrCOOH (Z) hoặc Br(CH2)2CH2COOH(T) , tuỳ theo điều kiện phản ứng . Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của các axit trên là
A. Y, Z, T, X B. X, T, Y, Z C. X, Y, Z, T D. T, Z, Y, X
Câu 12: Cho các axit sau:(CH3)2CHCOOH(1), CH3COOH(2), HCOOH(3), (CH3)3CCOOH(4)
Chiều giảm dần tính axit (tính từ trái qua phải) của các axit đã cho là
A. (4), (1), (2), (3) B. (3), (4), (1), (2) C. (3), (2), (1), (4) D. (3), (2), (4), (1)
Câu 13: Cho 4 axit: CH3COOH(X), Cl2CHCOOH(Y), ClCH2COOH(Z), BrCH2COOH(T)
Chiều tăng dần tính axit của các axit đã cho là
A. Y, Z, T, X B. X, Z, T, Y C. X, T, Z, Y D. T, Z, Y, X
Câu 14: Tính axit của các chất giảm dần theo thứ tự:
A. H2SO4>C6H5OH>CH3COOH> C2H5OH. B. CH3COOH>C6H5OH> C2H5OH >H2SO4
C.H2SO4>CH3COOH>C6H5OH> C2H5OH . D.C2H5OH>C6H5OH>CH3COOH>H2SO4 . .
Câu 15: Cho các chất sau:C2H5OH (1),CH3COOH (2),HCOOH (3), C6H5OH(4).
Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là
A. (1), (4), (3), (2) B. (1), (4), (2), (3) C. (4), (1), (3), (2) D. (4), (1), (2), (3)
Câu16: Cho 4 hợp chất sau: CH3CHClCHClCOOH(1), ClCH2CH2CHClCOOH(2), Cl2CHCH2CH2COOH(3), CH3CH2CCl2COOH(4) Hợp chất nào có tính axit mạnh nhất?
A. hợp chất (1) B. hợp chất (2) C. hợp chất (3) D. hợp chất (4)
Câu 17: Cho glixerol (glixerin) tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra bao nhiêu loại este?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu18: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 3 axit C17H35COOH, C17H33COOH,C15H31COOH
Số loại este tối đa có thể được tạo thành là
A. 9 B. 12 C. 16 D. 18
C©u19: Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axitC17H35COOH, C17H33COOH,C15H31COOH?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu20: Giữa glixerol và axit béo C17H35COOH có thể tạo được tối đa bao nhiêu este đa chức?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu21: Trieste của glixerol (glixerin) với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh gọi là
A. lipit B. protein C. gluxit D. polieste
Câu22: Cặp chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương?
A. CH3COOH, HCOOH B. CH3COOH,HCOONa C. HCOOH, HCOONa D. C6H5ONa,HCOONa
Câu23: Dãy tất cả các chất đều phản ứng với HCOOH là
A. AgNO3/NH3, CH3NH2,C2H5OH,KOH,Na2CO3 B.NH3,K,Cu,NaOH, O2, H2
C.Na2O,NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl
Câu24: Tính chất nào sau đây không phải của CH2 = C(CH3)- COOH ?
A. tính axit B. tham gia phản ứng cộng hợp
C. tham gia phản ứng tráng gương D. tham gia phản ứng trùng hợp
Câu25: Trong các chất cho dưới đây, chất nào không phản ứng với CH3COOH ?
A. C6H5OH B.C6H5ONa C.C6H5NH2 D.C6H5CH2OH
Câu26: Axit acrylic (CH2 = CH- COOH ) không tham gia phản ứng với
A.Na2CO3 B. dung dịch brom C.NaNO3 D. H2/xt
Câu27: Axit fomic HCOOH có thể tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư và phản ứng khử Cu(OH)2 trong môi trường bazơ thành kết tủa màu đỏ gạch Cu2O vì
A. trong phân tử axit fomic có nhóm chức anđehit
B. axit fomic là axit rất mạnh nên có khả năng phản ứng được với các chất trên
C. axit fomic thể hiện tính chất của một axit phản ứng với 1 bazơ làAgOH và Cu(OH)2
D. đây là những tính chất của 1 axit có tính oxi hoá
Câu28: Axit fomic có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy sau
A. Mg,Ag,CH3OH/H2SO4đặc, nóng. B.Mg,Cu , dung dịchNH3,NaHCO3 .
C. Mg, dung dịchdịch NH3, dung dịch NaCl . D. Mg, dung dịch NH3,NaHCO3 .
Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng:
Xenlulozơ . Công thức của T là.
A. C2H5COOCH3 B.CH3COOH C.C2H5COOH D.CH3COOC2H5
Câu30: Chất X có công thức phân tử tác dụng với NaOH tạo thành chất Y ( C4H7O2Na ) . X là loại chất nào?
A. ancol B. axit C. este D. không xác định được
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025