HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC

Cập nhật lúc: 10:00 21-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10


Axit clohiđric có đầy đủ những tính chất hoá học chung của axit không? Nó có tính chất gì khác với các axit khác? Nhận biết ion clorua bằng cách nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC

I.          HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC

1. Tính chất vật lí

-        Hiđro clorua là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl; Nặng hơn không khí.

-        Axit HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Dung dịch axit HCl không màu, HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.

2. Tính chất hóa học

a.      Tính axit mạnh

-        Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

-        Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối trong đó kim loại có hóa trị thấp + H2.

Chú ý: Pb đứng trước Hidro nhưng không tan trong dung dịch HCl do PbCl2 không tan.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

-        Tác dụng với oxit kim loại → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.

Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3       

-        Tác dụng với bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + HO.

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

-        Tác dụng với muối → muối mới + axit mới

Na2CO­3 + 2HCl → 2NaBr + H2O + CO2

b.      Tính oxi hóa - khử

-        HCl thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H(xem phần tính axit).

-        HCl đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, ... (xem phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm).

3. Điều chế

-        Phương pháp sunfat (trong phòng thí nghiệm): 

NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl (< 2500C)

2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl (> 4000C)

-        Phương pháp tổng hợp (trong công nghiệp):

H2 + Cl2 → 2HCl (đun nóng)

II.            MUỐI CLORUA

-        Muối của axit clohiđric được gọi là muối clorua.

-        Công thức tổng quát: MCln.

-        Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2 và AgCl, CuCl, Hg2Cl2.

-        Để nhận biết ion Cl- có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNOdo tạo thành AgCl kết tủa trắng (AgCl tan trong dung dịch amoniac do tạo phức với NH3):

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1.  Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl là?

A. 25 %.                                B. 37%.                              C. 20%.                       D. 50%.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây về hidro clorua là không đúng?

A. Là chất khí ở điều kiện thường.

B. Có mùi xốc.

C. Tan tốt trong nước.

D. Có tính axit.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây về hidro clorua là không đúng?

A. Là chất khí ở điều kiện thường.

B. Có mùi xốc.

C. Tan tốt trong nước.

D. Có tính axit.

Câu 4. Khí hidro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?

A. H2SO4 loãng.                                                  B. H2SO4 đặc.

C. NaOH.                                                             D. H2O.

Câu 5.  Để điều chế khí HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp:

A. Sunfat.

B. Tổng hợp.

C. Clo hoá các hợp chất hữu cơ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Tính chất hóa học của axit HCl là:

A. Tính axit mạnh.             B. Tính khử.

C. Cả A và B.                      D. Tính oxi hoá.

Câu 7. Trong các chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Fe2O3, KMnO4, Cu.

B. Fe, CuO, Ba(OH)2.

C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2.

D. AgNO3, MgCO3, BaSO4.

Câu 8. Hợp chất nào sau đây vừa có tính axit vừa có tính khử là:

A. H2SO4                                     B. HCl

C.HNO3                                       D. Cả A, B, C

Câu 9. Trong phương trình MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O vai trò của HCl là?

A. Chất oxi hóa.

B. Chất khử.

C. Môi trường.

D. Vừa là môi trường, vừa là chất khử. 

Câu 10. Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc. Toàn bộ lượng Clo sinh rađược hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 1,6M và  0,8M.                        B. 1,5M và  3,0M.

C. 1,0M và 2,2M.                          D. 2,1M và  4,0M.

Câu 11. HCl tác dụng với dãy chất nào sau đây tạo ra khí?

A. Fe, KMnO4, Cu.

B. Fe, Cu, BaCO3.

C. MnO2, BaSO3, Ag.

D. CaCO3, MgCO3, MnO2.

Câu 12. Trong phương trình MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O thì hệ số cân bằng của HCl là bao nhiêu?

A. 1.            B. 2 .                 C. 3.                   D. 4.

Câu 13. Hoà tan 6,75 gam hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 l khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp là:

A. 30% và 70%.                                      B. 40% và 60%.

C. 35% và 65% .                                      D. 50% và 50%.

Câu 14. Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 33,75 gam.                                          B. 51,5 gam.

C. 87 gam .                                               D. kết quả khác.

Câu 15. Cho 10 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là:

A. 2,57 lít                       B. 5,2 lít                                   C. 1,53 lít                       D. 3,75 lít

ĐÁP ÁN

1

B

4

B

7

B

10

A

13

B

2

D

5

B

8

B

11

D

14

A

3

D

6

C

9

D

12

D

15

A

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025