BTTN tính toán hidrocacbon no (có đáp án)

Cập nhật lúc: 15:36 14-12-2015 Mục tin: Hóa học lớp 11


Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm tính toán có đáp án dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập các dạng bài tập của chương một cách hiệu quả nhất.

BTTN TÍNH TOÁN HIDROCACBON NO

Câu 1: Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp: nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là:

A. C2H6 và C4H10.                     B.5H12 và C6H14.     

C. C2H6 và C3H8.                      D. C4H10 và C3H8

Câu 2:  Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:

A. 176 và 180.               B. 44 và 18.                 C. 44 và 72.                D. 176 và 90.

Câu 3: Craking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A  qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x  mol CO2.

     a. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:

A. 57,14%.                              B. 75,00%.                             

C. 42,86%.                              D. 25,00%.

     b. Giá trị của x là:

A. 140.                                    B. 70.                          C. 80.                          D. 40.

Câu 4: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2  bằng 12. Công thức phân tử của X là:

A. C6H14.                                   B. C3H8.                                 

C. C4H10.                                   D. C5H12.

Câu 5: Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:

A. C6H14.                                   B. C3H8.                                 

C. C4H10.                                   D. C5H12

Câu 6: Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:

A. 39,6.                                      B. 23,16.                                

C. 2,315.                                    D. 3,96.

Câu 7: Craking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa bị craking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:

A. 40%.                         B. 20%.                       C. 80%.                       D. 20%.

Câu 8: Craking  m gam n-butan thu được  hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là

A. 5,8.                            B. 11,6.                                   C. 2,6.                         D. 23,2.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

A. 70,0 lít.                                 B. 78,4 lít.                              

C. 84,0 lít.                                 D. 56,0 lít.

Câu 10: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 5,6 lít.                       B. 2,8 lít.                           C. 4,48 lít.                         D. 3,92 lít.

Câu 11: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:

A. 18,52% ; 81,48%.                                                     B. 45% ; 55%.

C. 28,13% ; 71,87%.                                                     D. 25% ; 75%.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2  và 0,132 mol H2O. Khi X

tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là:

A. 2-metylbutan.                                                                  B. etan.                                   

C. 2,2-đimetylpropan.                                                            D. 2-metylpropan.

Câu 13: Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8.

    a. Công thức phân tử của 2 ankan là:

A. C2H6 và C3H8.                      B. C4H10 và C5H12.     

C. C3H8 và C4H10.                     D. Kết quả khác

    b. Thành phần phần trăm về thể tích của 2 ankan là:

A. 30% và 70%.                        B. 35% và 65%.                     

C. 60% và 40%.                        D. 50% và 50%

Câu 14: Ở điều kiện tiêu chuẩn có 1 hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon no A và B, tỉ khối hơi của hỗn hợp đối với H2 là 12.

    a. Khối lượng CO2 và hơi H2O sinh ra khi đốt cháy 15,68 lít hỗn hợp (ở đktc).

A. 24,2 gam và 16,2 gam.                                              B. 48,4 gam và 32,4 gam.

C. 40 gam và 30 gam.                                                   D. Kết quả khác.

    b. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH­4 và C2H6.                        B. CH4 và C3H8.                    

C. CH­4 và C4H10.                      D. Cả  A, B và C.

Câu 15: Đốt 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích đó trong cùng điều kiện. CTPT của hiđrocacbon là:

A. C­4H10.                                   B. C4H6.                                 

C. C5H10.                                   D. C3H8

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:

A. CH4 và C2H6.                                B. C2H6 và C3H8.                   

C. C3H8 và C4H10.                     D. C4H10 và C5H12

Câu 17: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.

     a. Giá trị m là:

A. 30,8 gam.               B. 70 gam.                               C. 55 gam.                  D. 15 gam

     b. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH­4 và C4H10.                      B. C2H6 và C4H10.      

C. C38 và C4H10.                     D. Cả  A, B và C.

Câu 18: Hiđrocacbon  X cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO2 (đo cùng đk). Khi tác dụng với clo tạo một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên là:

A. isobutan.                   B. propan.                              

C. etan.                         D.2,2- đimetylpropan.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng thu được VCO2:VH2O =1:1,6 (đo cùng đk). X gồm:

A. CH4 và C2H6.                                    B. C2H4 và C3H6.                   

C. C2H2 và C3H6.                                   D. C3H8 và C4H10.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là:

            A. C2H6.                                  B. C2H4.                      C. CH4.                       D. C2H2

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021