Crom - Đầy đủ lý thuyết và bài tập có đáp án

Cập nhật lúc: 14:20 26-10-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Crom là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao do đó được ứng dụng nhiều trong đời sống, vậy ngoài những tính chất vật lý trên crom còn có tính chất hóa học gì? Được điều chế như thế nào? Có ứng dụng ra sao cùng tìm hiểu qua bài viết này.

CROM

I/ Vị trí – cấu tạo

-          Thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số thứ tự 24, là kim loại chuyển tiếp.

-          Cấu hình e: 1s22s22p63s23p3d54s1

-          Số oxi hóa:  +1  đến + 6  (số oxi hóa bền: +2, +3, +6)

-          Khi Crom thể hiện hóa trị thấp là II, III có tính chất của kim loại, còn hóa trị VI có tính chất của phi kim

-          Cấu tạo đơn chất: mạng tinh thể lập phương tâm khối.

II/ Tính chất vật lý

-          Màu trắng ánh bạc, rất cứng.

-          Khối lượng riêng lớn, khó nóng chảy

III/ Tính chất hóa học.

Ở nhiệt độ thường crom rất trơ. Khi đun nóng nó tác dụng tốt hơn, crom có tính khử tốt.

1/ Tác dụng với phi kim

   Ví dụ:               4 Cr     +      3 O2   \(\overset{to}{\rightarrow}\)  2 Cr2O3

                            2Cr      +      3Cl2   \(\overset{to}{\rightarrow}\)     2CrCl3     

                            4Cr      +       3S    \(\overset{to}{\rightarrow}\)   2Cr2Cl3

2/ Tác dụng với H2O

          Trong thực tế Crom không tác dụng với H2O vì có màng oxit rất bền.

3/ Tác dụng với axit

a) Với axit HCl, H2SO4 loãng .

   Ví dụ:               Cr     +           2HCl     \(\rightarrow\)        CrCl   +    H2

                            Cr     +        H2SO4 (loãng) \(\rightarrow\)     CrSO4   +     H2

b) Với axit H2SO4 đặc, nóng, HNO3:

      Ví dụ:                    2Cr    +       6H2SO4 (đặc)  \(\overset{to}{\rightarrow}\)  Cr2(SO4)3     +   3SO2    +   6H2O    

                                      Cr    +      6HNO3 (đặc)    \(\overset{to}{\rightarrow}\)Cr(NO3)3      +   3NO2    +    3H2O

                                      Cr    +       4HNO3 (loãng) \(\overset{to}{\rightarrow}\) Cr(NO3)3      +    NO      +    2 H2O

                Chú ý:  Crom không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội.

4/ Tác dụng với dd muối:  Crom trực tiếp đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối.

          Ví dụ:                  Cr     +        2AgNO3   →     Cr(NO3)2      +   2Ag

III/ Điều chế

                              Cr2O3    +     2Al     \(\overset{to}{\rightarrow}\)     Al2O3     +   2Cr

IV/ Ứng dụng

-          Dùng mạ các chi tiết máy.

-          Sản xuất thép crom.    + Thép có chứa 18% Cr là thép không gỉ (inox).

                                                + Thép chứa từ 25-30% Cr có tính siêu cứng dù ở nhiệt độ cao.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1: Cấu hình electron không đúng

           A. Cr ( z = 24):  [Ar] 3d54s1                                                      B. Cr ( z = 24):  [Ar] 3d44s2

           C. Cr2+ :  [Ar] 3d4                                                                     D. Cr3+ :  [Ar] 3d3

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+

         A. [Ar]3d5.                               B. [Ar]3d4.                              

            C. [Ar]3d3.                               D. [Ar]3d2.      

Câu 3:  Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

        A. +2, +4, +6.                           B. +2, +3, +6.                         

           C. +1, +2, +4, +6.                    D. +3, +4, +6.

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào đúng.

            A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.                          

            B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ

            C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất                               

            D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3

Câu 5: Ứng dụng không hợp lí của crom là?

             A.     Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

            B.     Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

            C.     Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

            D.     Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 6: Ở nhiệt độ thường, kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể là

            A. lập phương tâm diện.                                                            B. lập phương.      

            C. lập phương tâm khối.                                                           D. lục phương.

Câu 7: Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

            A. tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3

            B. tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3

            C. tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO

            D. hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3

Câu 8:Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

            A. Al-Ca                                                                      B. Fe-Cr                                    

            C. Cr-Al                                                                      D. Fe-Mg

Câu 9:  Al và Cr giống nhau ở điểm:

           A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3

           B. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4]

           C. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3

           D. cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan

Câu 10: Phản ứng nào sau đây không đúng?

      A. 2Cr + 3F2 ® 2CrF3                                                                                               B. 2Cr + 3Cl2  2CrCl3        

      C. Cr + S  CrS                                                                                  D. 2Cr + N2  2CrN

Câu 11: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim:

           A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo                             

           B. ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI)

           C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom                                

           D. ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II)

Câu 12: Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

           A. dung dịch H2SO4 loãng đun nóng                                          

           B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng

           C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng                                           

           D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

ĐÁP ÁN

1

B

4

A

7

B

10

C

2

C

5

C

8

C

11

A

3

B

6

C

9

C

12

B

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025