Cập nhật lúc: 15:00 22-07-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG III
ĐỀ 01
Câu 1: Sắp xếp theo sự giảm dần khả năng hoạt động hóa học của các nguyên tố Cl, F, I, Br như sau:
A.Cl>F>I>Br B.F>Cl>I>Br
C.Cl>F>Br>I D.F>Cl>Br>I
Câu 2: Sau khi làm thí nghiệm, khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào
A.Dung dịch HCl B.Dung dịch NaOH
C.Dung dịch NaCl D.Nước
Câu 3: Khí CO2 được dùng để dập tắt các đám cháy vì
A.Nặng hơn không khí B.Không tác dụng với oxi
C.Nhẹ hơn không khí D.Câu A, B đều đúng
Câu 4: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần
A.Na, Mg, Al, K B.K, Na, Mg, Al
C.Al, K, Na, Mg D.Mg, K, Al, Na
Câu 5: Trong những hợp chất sau đây. Hợp chất nào phản ứng với Clo
A.KCl, KOH, H2O B.KOH, H2O, Na2CO3
C.KOH, H2O, Ca(OH)2 D. Ca(OH)2, H2O, Na2CO3
Câu 6: Để làm khô khí CO2 có lẫn hơi nước. Bạn chọn chất nào:
A.CaO B.H2SO4 đặc
C.K2O D.NaOH
Câu 7: Cho các dung dịch: NaHCO3, K2S, AgNO3, KOH. Bạn chọn thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch trên
A.BaCl2 B.CaCO3
C.HCl D.Na2CO3
Câu 8: Biết X có điện tích hạt nhân 13, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3 e. X là nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn hóa học
A.Na B.Al
C.Fe D.Cu
Câu 9: Để khắc các hoa văn trên gương (thủy tinh) người ta phải dùng cách nào?
A.HNO3 đặc, nóng B.H2SO4 đặc, nguội
C.HF D.HCl
Câu 10: Trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 490g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3. Thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy là:
A.22,4 l B.224 l
C.11,2 l D.112 l
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Mỗi câu đúng 1 điểm
1.D |
2.B |
3.D |
4.B |
5.C |
6.B |
7.C |
8.B |
9.C |
10.B |
Câu 2:
Khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn vào dung dịch NaOH, vì clo phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH:
Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H20.
Câu 5:
Cl2 + 2KOH -> KCl + KClO + H2O
Cl2 + H2O -> HCl + HClO
2Cl2 + 2Ca(OH)2 -> CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O
Câu 7:
Dung dịch có hiện tượng sủi bọt khí không mùi là NaHCO3
NaHCO3 + HCl -> NaCl + H2O + CO2
Dung dịch có hiện tượng sủi bọt khí mùi trứng thối K2S
K2S + HCl -> KCl + H2S trứng thối
Xuất hiện kết tủa trắng AgNO3
AgNO3 + HCl -> AgCl trắng + HNO3
Dung dịch đồng nhất không có hiện tượng gì là KOH
KOH + HCl -> KCl + H2O
Câu 8:
Có điện tích hạt nhân 13 => X ở ô số 13
3 lớp e => thuộc chu kì III
3 e lớp ngoài cùng => thuộc nhóm IIIA
=>X là Al
Câu 9:
HF có khả năng ăn mòn thủy tinh do thành phần của thuỷ tinh chính là SiO2, khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:
HF + SiO2 -> SiF4 + H2O
Câu 10:
H2SO4 + 2NaHCO3 -> Na2SO4 + H2O + 2CO2
nH2SO4 = 490/98 = 5 mol
nCO2 = 2nH2SO4 = 2.5 = 10 mol
VCO2 = 10.22,4 = 224 l
ĐỀ 02: CLO, CACBON
Câu 1 (5đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng:
Cl2 ->FeCl3 -> BaCl2 -> NaCl -> Cl2 ->HClO
Câu 2 (3đ): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 lọ thủy tinh không nhãn đựng các chất khí sau: CO2, HCl, Cl2, CO
Câu 3 (2đ): Đốt cháy hoàn toàn 20l hỗn hợp khí gồm CO và CO2 cần 8l khí oxi (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
3Cl2 + 2Fe -> 2FeCl3 (1đ)
FeCl3 + Ba(OH)2 -> BaCl2 + Fe(OH)3 (1đ)
BaCl2 + Na2SO4 -> NaCl + BaSO4 (1đ)
NaCl + H2O -> NaOH + Cl2 + H2 (1đ)
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO (1đ)
Câu 2:
Dùng Ca(OH)2:
- Khí làm đục nước vôi trong là CO2 (0,5đ)
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O (0,5đ)
- Còn lại là HCl, Cl2, CO
Dùng quỳ tím ẩm:
- Làm quỳ tím hóa đỏ là HCl (0,5đ)
- Làm mất màu quỳ tím là Cl2 (0,5đ)
Cl2 + H2O -> HCl + HClO (HClO làm mất màu quỳ tím) (0,5đ)
- Không có hiện tượng gì là CO (0,5đ)
Câu 3:
2CO + O2 -> 2CO2 (0,5đ)
Theo pthh ta có: VCO = 2VCO2 = 2.8 =16l
=>VCO2(trong hh) = 20-16 = 4l (0,5đ)
%VCO = 16.100%/20 = 80% (0,5đ)
%VCO2 = 100% - 80% = 20% (0,5đ)
ĐỀ 03: AXIT CACBONIC, MUỐI CACBONAT; BẢNG TUẦN HOÀN
Câu 1 (4đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng:
CaCO3 -> Ca(HCO3)2 -> CaCO3 -> CaO -> CaSiO3
(Ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng)
Câu 2 (3đ): Cho nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 19+, 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e.
a)Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó
b)So sánh tính chất cơ bản của X với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn
Câu 3 (3đ): Cho từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1M vào 100ml dung dịch HCl 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lit khí CO2 (đktc).
Tính giá trị của V?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
CaCO3 + CO2 + H2O -> Ca(HCO3)2 (0,5đ)
Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + CO2 + H2O (0,5đ)
CaCO3 -> CaO + CO2 (0,5đ)
CaO + SiO2 -> CaSiO3 (0,5đ)
Câu 2:
a)
X có điện tích hạt nhân là 19+ => X nằm ở ô số 19 (0,5đ)
X có 4 lớp e => X thuộc chu kì IV (0,5đ)
Có 1 e lớp ngoài cùng => X thuộc nhóm IA (0,5đ)
=>Nguyên tố X là Kali (K)
Nguyên tố X ở đầu chu kì I nên có tính kim loại mạnh (0,5đ)
b)
Các nguyên tố lân cận với K trong cùng chu kì: Ca (Z = 20), Sc (Z = 21)
Tính kim loại: K > Ca > Sc (0,5đ)
Các nguyên tố lân cận với K trong cùng nhóm: Na (Z = 11), Rb (Z = 37)
Tính kim loại: K < Na < Rb (0,5đ)
Câu 3:
nNa2CO3 = 0,1.1 = 0,1 mol (0,5đ)
nHCl = 0,1 .1,5 = 0,15 mol (0,5đ)
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O (0,5đ)
Ban đầu: 0,1 0,15 mol
Phản ứng: 0,075 0,15 mol (0,5đ)
Sau phản ứng: 0,025 0 0,075 mol (0,5đ)
Thể tích CO2 thu được sau phản ứng là:
VCO2 = 0,075.22,4 = 1,68l (0,5đ)
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025