Cập nhật lúc: 15:00 21-07-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
Xem thêm: Chương 2: Kim loại
KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG II
ĐỀ 01
Câu 1(4đ): Cho các chất sau: Fe2O3, Fe, FeCl2, Fe(OH)2, FeSO4, FeCl3, Fe(NO3)2.
a) Hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa học.
b) Viết các phương trình hóa học của dãy chuyển đổi trên (ghi rõ điều kiện phản ứng)
Câu 2 (2đ): Có 2 lọ đựng riêng biệt 3 kim loại có màu trắng: Al, Fe, Ag đã bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 lọ trên. Viết phương trình hóa học (nếu có).
Câu 3 (3đ): Cho 5,5g hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 dư sinh ra 4,48l khí (đktc). Tính thành phần % của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4 (1đ): Nhúng 1 thanh sắt có khối lượng m(g) vào dung dịch CuSO sau phản ứng khối lượng thanh sắt tăng 1,6g. Tính m?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
a)Fe2O3 → Fe →FeCl3 → FeCl2 → Fe(OH)2→ FeSO4 →Fe(NO3)2 (1đ)
b)Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (0,5đ)
2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (0,5đ)
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2 (0,5đ)
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaCl2 (0,5đ)
Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O (0,5đ)
FeSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + Fe(NO3)2 (0,5đ)
Câu 2:
- Lấy mỗi thứ một ít làm mẫu thử và đánh dấu (0,25đ)
- Cho dung dịch NaOH qua các mẫu thử: (0,25đ)
+ Kim loại tan trong NaOH có hiện tượng sủi bọt khí là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 (0,5đ)
+ Không có hiện tượng gì là Fe và Ag
- Cho dung dịch HCl qua 2 mẫu thử còn lại: (0,25đ)
+ Kim loại tan trong HCl có hiện tượng sủi bọt khí là Fe
Fe + 2HCl → FeCl2 +H2 (0,5đ)
+ Không có hiện tượng gì là Ag (0,25đ)
Câu 3:
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol (0,25đ)
Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x và y (0,25đ)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (0,5đ)
x → 1,5x mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (0,5đ)
y → y mol
Theo bài ra ta có:
Khối lượng 2 kim loại là: 27x + 56y = 5,5 (1) (0,25đ)
Số mol H2: 1,5x + y = 0,2 (2) (0,25đ)
Từ (1) và (2) => x = 0,1 y = 0,05 (0,5đ)
%Al = .100% 49,09% (0,25đ)
% Fe = .100% 50,91% (0,25đ)
Câu 4:
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (0,25đ)
Theo phương trình: 1 mol → 1 mol tăng 8g
Theo bài ra: x mol tăng 1,6g
=>x = = 0,2 mol (0,5đ)
m = 0,2.56 =1,12g (0,25đ)
ĐỀ 02
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A.AgNO3 B.HCl C.Mg D.Al
Câu 2: Phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang?
A. O2 + Mn MnO B. Fe2O3 + 3CO 2Fe +3CO2
C. O2 + Si SiO2 D.O2 + S SO2
Câu 3: Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:
- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.
- Thí nghiệm 1: Kim loại Z đẩy kim loại T ra khỏi muối.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học tăng dần)
A. X, Y, Z, T B, X, Z, Y, T
C. Z, T, Y, X D, T, Z, Y, X
Câu 4: Nhôm bền trong không khí là do
A . Nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B . Nhôm không tác dụng với nước .
C . Nhôm không tác dụng với oxi .
D . Có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .
Câu 5: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:
A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit
B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối
C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối
D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit
Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của sắt:
A.Tác dụng với axit, oxit axit, bazơ, muối
B.Tác dụng với axit, oxit axit, HNO3 đặc nguội, muối
C.Tác dụng với axit, oxit axit, muối, không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội
D.Tác dụng với axit, oxit axit, không tác dụng với HNO3 loãng, tác dụng với muối
Phần II: Tự luận
Câu 1(3đ): Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa sau:
Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
(Ghi rõ điều kiện phản ứng)
Câu 2 (1đ): Bằng phương pháp hóa học hãy tinh chế sắt có lẫn nhôm?
Câu 3 (2đ): Hòa tan 11g hỗn hợp A gồm Fe và Al trong dung dịch CuSO4, sau phản ứng thu được 1 chất rắn duy nhất có khối lượng 25,6g.
a)Viết phương trình hóa học xảy ra
b)Tính thành phần % các chất trong A
Câu 4 (1đ): Trộn 13,5g bột nhôm với 46,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thu được 13,44 l khí H2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
Al + O2 Al2O3 0,5đ
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O 0,5đ
AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl 0,5đ
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3 0,5đ
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 0,5đ
2Al2O3 4Al + 3O2 0,5đ
Câu 2:
Hòa tan hỗn hợp kim loại trong NaOH dư, lọc chất rắn không tan thu được sắt tinh khiết
0,5đ
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 0,5đ
Câu 3:
Gọi số mol Fe và Al trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là x, y
a)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (0,25đ)
x → x mol
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu (0,25đ)
y → y mol
b)
Theo bài ra: mFe + mAl = 11g
=>56x + 27y = 11 (1) (0,25đ)
Sau phản ứng thu được 1 chất rắn duy nhất là Cu, khối lượng đồng là 25,6g
=>64x + 64y = 25,6 (2) (0,25đ)
Từ (1) và (2) => x = 0,1 y = 0,2 (0,5đ)
%Fe = 100%.0,1.56/11 = 50,91% (0,25đ)
%Cu = 100% - 50,9% = 49,09% (0,25đ)
Câu 4:
Ta có: nH2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol 0,125đ
nAl = 13,5/27 = 0,5 mol 0,125đ
nFe3O4 = 46,4/232 = 0,2 >0,5.3/8 0,125đ
=>H = %Al phản ứng
8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe 0,125đ
Ban đầu: 0,5 0,2 mol
Phản ứng: 8x 3x mol
Sau pư: 0,5-8x 0,2-3x 9x mol
Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm: Fe, Al dư, Fe3O4 dư
Fe + HCl → FeCl2 + H2 0,125đ
9x 9x a mol
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 0,125đ
0,4-8x 3/2.(0,5-8x) mol
Ta có nH2 = 0,05
=>9x + .(0,5-8x) = 0,6
=>x = 0,05 0,125đ
H = = 80% 0,125đ
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025