Kiểm tra học kì I

Cập nhật lúc: 10:45 30-08-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Nhằm đánh giá lại năng lực của học sinh trước khi bước vào kì thi học kì I, mời các bạn học sinh tham khảo bộ đề kiểm tra học kì I dưới đây. Bộ 3 đề kiểm tra này sẽ giúp các bạn tự tổng hợp lại kiến thức cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập.

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

ĐỀ SỐ 01

Câu 1 (2 điểm):

Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

1) Cho một đinh sắt vào dung dịch CuCl2?

2) Cho mẩu quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH, sau đó nhỏ từ từ  dung dịch HCl đến dư vào ống nghiệm đó?

Câu 2 (2 điểm):

          Viết các PTHH thực hiện các chuyển đổi hoá học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)?

          Al -> Al2(SO4)3 ->  AlCl3 -> Al(OH)3 -> Al2O3

Câu 3 (2 điểm):

          Hãy nhận biết bốn dung dịch đựng trong bốn lọ riêng biệt sau: H2SO4, NaOH, Ba(NO3)2, K2SO4? Trong khi nhận biết chỉ được dùng thêm quỳ tím. Viết các PTHH của phản ứng xảy ra (nếu có)?

Câu 4 (3 điểm):

          Hoà tan hoàn toàn 14,6 g hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng 200 ml dung dịch H2SO4 (vừa đủ), sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ở đktc

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu?

c) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng?

Câu 5 (1 điểm):

          Cho 2,7 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với clo (dư), sau phản ứng thu được 13,35 gam muối. Xác định kim loại M?

(Zn =65; O = 16; H = 1; S = 32; Cl = 35,5; Al = 27)

 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

 

Câu 1

(2 điểm)

1) Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt (Cu), dd màu xanh nhạt dần.

0,5

 

- PTHH: Fe + CuCl2 -> FeCl2 + Cu  

0,5

 

2) Quỳ tím -> xanh, trở lại màu tím do HCl trung hòa hết NaOH, sau đó -> đỏ do HCl dư

0,5

 

- PTHH: NaOH + HCl -> NaCl + H2O

0,5

 

Câu 2

(2 điểm)

(1)  2Al  + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2

0,5

 

(2)  Al2(SO4)3 + 3BaCl2 -> 2AlCl3   +  3BaSO4

0,5

 

(3)  AlCl3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaCl

0,5

 

(4)  2Al(OH)3 -> Al2O3  + 3H2O

0,5

 

 

 

 

Câu 3

(2 điểm)

 

- Trích mẫu thử vào 4 ống nghiệm và đánh số thứ tự từ 1 – 4

0,25

 

- Dùng quỳ tím nhận biết được dung dịch H2SO4 làm đỏ giấy quỳ tím, dd NaOH làm xanh giấy quỳ tím.

0,5

 

- Dùng dd H2SO4  nhận ra dd Ba(NO3)2 có kết tủa trắng tạo ra

0,5

 

H2SO4 +  Ba(NO3)2 ->  BaSO+  2HNO3  

0,5

 

- Còn lại là K2SO4

0,25

 

 

 

 

Câu 4

(3 điểm)

a) PTHH: Zn+ H2SO4dd ->  ZnSO4 dd  +  H2                                (1)

0,5

 

ZnO + H2SO4 -> ZnSO4 dd  +  H2O                                      (2)

0,5

 

b) 

0,25

 

- Theo PT (1): nZn = nH2 = 0,1 mol

 mZn = 0,1 x 65 = 6,5 (g)

0,25

 

=>mZnO = 14,6-6,5 = 8,1g

0,25

 

%Zn = .100%  44,5%

%ZnO = 100% - %Zn = 100% - 44,5% = 55,5%

0,25

 

c) Đổi 200 ml = 0,2 l, nZnO = 8,1/81 = 0,1 mol

0,25

 

- Theo PT (1): nH2SO4 = nZn = 0,1 mol

0,25

 

- Theo PT (2): nH2SO4 = nZnO = 0,1 mol

0,25

 

Tổng số mol của H2SO4 phản ứng là: 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol)

          => CM H2SO4= 0,2/0,2 = 1M

 

0,25

 

 

 

 

 

Câu 5

(1 điểm)

- nM = 2,7/M (mol)

- Gọi hóa trị của M là n (11 )

- PTHH:    2M + nCl2 -> 2MCln  

 

0,25

- Theo PTHH:

 nMCln = nM =  mol

=> 2,7/M.(M+35,5n) = 13,3

 

0,25

=>M = 9n

+ Nếu n = 1 => M = 9 (loại)

+ Nếu  n = 2 => M = 18 (loại)

 

0,25

+ Nếu  n = 3 => M = 27 (thỏa mãn)  

Vậy M là kim loại nhôm (Al)

0,25

       

ĐỀ 02

I/ Trắc nghiệm khách quan : (5đ)

1/ Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2?

A.NaOH, Fe, Mg, Hg                                              B.Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3

C.NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2                D.NaOH, Fe, Mg, AgNO3 Ca(OH)2

2/ Cặp kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là :

A.  Na, Fe                      B. K, Na                         C. Al, Cu             D. Mg, K

3/ Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là :

A.  Na, Al, Fe, Cu, K, Mg                           B.  Cu, Fe, Al, K, Na, Mg

C  Fe, Al, Cu, Mg, K, Na                            D.  K, Na, Mg, Al, Fe, Cu

4/ Cho 12,8g kim loại M phản ứng vừa đủ với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) tạo ra một muối có công thức là MCl2 . Vậy M là kim loại nào ?

A. Fe                     B. Mg                             C. Zn                                 D. Cu

5/ Những kim loại nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl :

A. Mg, Fe, Cu, Zn .                 B. Ag, Mg, Au, Ba .

C. Al, Fe, Mg, Zn .                  D. Cu, Mg,, Ca, Zn .

6/ Chọn dãy chất mà tất cả các bazơ đều bị nhiệt phân trong các dãy sau:

   A. Fe(OH)2, Cu(OH)2 ,  KOH.        B. Zn(OH)2 , Fe(OH)2, Cu(OH)2.

   C. Mg(OH)2, Cu(OH)2  ,NaOH.      D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.

7/ Một dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể dùng kim loại  nào sau đây để làm sạch dung dịch Cu(NO­3)2

A. Cu                    B.  Fe                             C. Al                     D.  Au .

8/ Có hỗn hợp khí CO và CO2. Có thể dẫn hỗn hợp khí qua chất nào sau đây để tách được CO ra khỏi hỗn hợp.

A. H2O                 B. Ca(OH)2                  C. dd HCl               D. dd NaCl .

9/ Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.        

B. Không có chất mới nào sinh ra.

C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần

10/. Khí lưu huỳnh dioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây :

A.  K2SO3 và H2SO4                       B.  K2SO4 và HCl

C.  Na2SO3 và NaOH                       D.  Na2SO4  và CuCl2

II/ Phần Tự Luận : (5đ)

1. (1,5đ) Hoàn thành các PTHH theo các sơ đồ sau ( Ghi rõ điều kiện nếu có )  

       Fe -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3

2. (1đ) Nêu cách phân biệt các chất lỏng trong các lọ không ghi nhãn sau bằng phương pháp hoá học: HNO3, H2SO4, H2O. Viết các phương trình hoá học  

      3. (0,5đ) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng  minh hoạ?

     4. (2đ) Cho một lượng bột kẽm (Zn)  dư vào 80 ml dung dịch axit  Clohidric (HCl) Phản ứng xong, thu được 4,48 lít khí hidro (đktc).

             a) Viết phương trình hoá học.

             b) Tính khối lượng bột kẽm đã tham gia phản ứng.

             c) Tính nồng độ mol/lit của dung dịch HCl đã dùng .

                ( Biết :Zn = 65; H =1;  Cl = 35,5   )

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I/ Trắc nghiệm khách quan :  (5đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

D

D

C

B

A

B

D

A

II/ Phần Tự Luận : (5đ)

1-    Viết đúng mỗi PTHH :(  0,5đ )

     2Fe  +  3Cl3 -> 2FeCl3

              FeCl3  + 3NaOH -> Fe(OH)3 + 3NaCl

              2Fe(OH)3 -> Fe2O3  +3H2O

  2- Dùng quỳ tím để nhận ra H2O không làm đổi màu quỳ tím . (0,25đ)

      Dùng dd BaCl2 để nhận ra H2SO4

BaCl2 + H2SO4  BaSO4(trắng) + 2HCl  (0,5đ)                                                               

     Dung dịch còn lại là HNO3  (0,25đ)

  3- Tạo kết tủa màu xanh :

         2 Na + 2H2O -> 2NaOH  +  H2   (0,25đ)

         2NaOH + CuSO4 -> Cu(OH)2(xanh) + Na2SO4   (0,25đ)

  4- a.  PTHH :    Zn + 2HCl ->  ZnCl+ H2                           (0,5đ)

   b.    Số mol của  khí hidro :    nH2 = V/22,4  =4,48/22,4 =  0,2 (mol)                    (0,5đ)

Theo pthh ta có: nZn = nH2 = 0,2 mol

Khối lượng bột Zn đã tham gia phản ứng :  

mZn = nZn. MZn = 0,2 . 65  =  13 (g)                                        (0,5đ)

c.   Nồng độ M của dd HCl đã dùng :

      Đổi : 80 ml =  0,08 lít   

                               CM  = n/V = 0,4/0,08  = 5 (M)                                          (0,5đ)

ĐỀ 03

I/ Trắc nghiệm khách quan :  (5đ)

1/ Cặp kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là :

A.  Na, Fe                      B. K, Na                         C. Al, Cu             D. Mg, K

2/ Cho 12,8g kim loại M phản ứng vừa đủ với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) tạo ra một muối có công thức là MCl2 . Vậy M là kim loại nào ?

A. Fe                     B. Mg                              C. Zn                                 D. Cu

3/ Chọn dãy chất mà tất cả các bazơ đều bị nhiệt phân trong các dãy sau:

   A. Fe(OH)2, Cu(OH)2 ,  KOH.        B. Zn(OH)2 , Fe(OH)2, Cu(OH)2.

   C. Mg(OH)2, Cu(OH)2  ,NaOH.      D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.

4/ Có hỗn hợp khí CO và CO2. Có thể dẫn hỗn hợp khí qua chất nào sau đây để tách được CO ra khỏi hỗn hợp.

A. H2O              B. Ca(OH)2           C. dd HCl              D. dd NaCl .

5/. Khí lưu huỳnh dioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây :

A.  K2SO3 và H2SO4             B.  K2SO4 và HCl

C.  Na2SO3 và NaOH            D.  Na2SO4  và CuCl2

6/ Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 ?

A.NaOH, Fe, Mg, Hg                                           B.Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3

C.NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2             D.NaOH, Fe, Mg, AgNO3 Ca(OH)2

7/ Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là :

A.  Na, Al, Fe, Cu, K, Mg                 B.  Cu, Fe, Al, K, Na, Mg

C  Fe, Al, Cu, Mg, K, Na                            D.  K, Na, Mg, Al, Fe, Cu

8/ Những kim loại nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl :

A. Mg, Fe, Cu, Zn .                             B. Ag, Mg, Au, Ba .

C. Al, Fe, Mg, Zn .                              D. Cu, Mg, Ca, Zn .

9/ Một dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể dùng kim loại  nào sau đây để làm sạch dung dịch Cu(NO­3)2

A. Cu          B.  Fe                  C. Al            D.  Au .

10/ Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.        

B. Không có chất mới nào sinh ra.

C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần

II/ Phần Tự Luận : (5đ)

1.Hoàn thành các PTHH theo các sơ đồ sau ( Ghi rõ điều kiện nếu có )  (1,5đ)

           ZnSO4 -> ZnCl2 -> Zn(OH)2 -> ZnO

       2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất sau đây đựng riêng biệt trong 3 ống nghiệm : dd HCl,  H2SO4, Na2SO4 (1đ)

       3. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng  minh hoạ? (0,5đ)

       4. Cho một lượng bột sắt( Fe)  dư vào 50 ml dung dịch axit  Clohidric (HCl) Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí hidro (đktc).

             a) Viết phương trình hoá học.

             b) Tính khối lượng bột sắt đã tham gia phản ứng.

             c) Tính nồng độ mol/lit của dung dịch HCl đã dùng .

                ( Biết : Fe = 56; H =1;  Cl = 35,5   )

ĐÁP ÁN VÀ  BIỂU ĐIỂM

I/ Trắc nghiệm khách quan :  (5đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

B

B

A

D

D

C

A

D

II/ Phần Tự Luận : (5đ)

1. Viết đúng mỗi PTHH :(  0,5đ )

            ZnSO4 + BaCl2 -> BaSO4 + ZnCl2

ZnCl2 + 2NaOH -> Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 ->  ZnO + H2O

  2. Thí nghiệm trên lượng nhỏ các chất :

       Dùng quỳ tím để nhận ra Na2SO4 không làm đổi màu quỳ tím . (0,25đ)

       Dùng dd BaCl2 để nhận ra H2SO4

BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4(trắng) + 2HCl  (0,5đ)

       Dung dịch còn lại là HCl (0,25đ)

  3.  Tạo kết tủa màu xanh :

         2 Na + 2H2O -> 2NaOH  +  H2   (0,25đ)

         2NaOH + CuSO4  Cu(OH)2(xanh) + Na2SO4   (0,25đ)

4.

a.  PTHH :    Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2                   (0,5đ)                                  

b.Số mol của  khí hidro :    nH2 = V/22,4 = 3,36/22,4 =  0,15 (mol)                                 (0,5đ)               

Theo pthh ta có: nFe = nH2 = 0,15 mol

Khối lượng bột sắt đã tham gia phản ứng : 

 mFe  = nFe. MFe = 0,15.56  =  8,4 (g)           (0,5đ)      

c.   Nồng độ mol của dd HCl đã dùng :

      Đổi : 50 ml =  0,05 lít   

                               CM  =  =   = 6 (M)                          (0,5đ)       

ĐỀ 04

Bài 1. ( 2 điểm) Nêu tính chất hoá học của sắt? Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học minh hoạ

Bài 2. ( 1 điểm) Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:  AgNO3, Na2CO3, NaCl, Na2SO4

Bài 3. ( 3 điểm) Thực hiện các phương trình phản ứng sau:

Al2O3 -> Al2(SO43 -> Al(OH)3 -> Al2O3 -> AlCl3

                                        NaAlO2                    Al(NO3)3

Bài 4. ( 1 điểm) Cho 10,8 gam kim loại R hoá trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại R đã dùng.

Bài 5. ( 3 điểm) Cho 1,96 gam bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.

a) Tính số mol của sắt, khối lượng dung dịch CuSO4, khối lượng CuSO4, số mol CuSO4 trước phản ứng.

b) Viết phương trình phản ứng.

c) Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch sau phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

( Biết Cu = 64, O = 16, S = 32, Fe = 56, Cl = 35,5)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Nội dung

Biểu điểm

Bài 1.

a) Sắt tác dụng với phi kim

Với oxi tạo thành oxít bazơ :

          3 Fe + 2 O2  Fe3O4

Với phi kim khác tạo thành muối

          2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3

b) Sắt tác dụng với dung dịch axít tạo thành muối sắt (II)và khí Hidro

         Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2                                                                                                

c) Sắt tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối sắt (II) và kim loại mới

        Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Bài 2.

+ Cho dung dịch axít HCl vào 4 mẫu thử.

+ Mẫu thử nào có hiện tượng sủi bọt khí là dung dịch Na2CO3

           2 HCl + Na2CO3  2 NaCl + CO2 + H2O

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng là dung dịch AgNO3

             AgNO3 + HCl -> AgCl  + HNO3

+ Hai dung dịch còn lại không hiện tượng là NaCl, Na2SO4

+ Tiếp tục cho vào 2 mẫu thử dung dịch BaCl2

+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4

            Na2SO4 + BaCl2 -> 2NaCl + BaSO4

+ Mẫu thử còn lại không hiện tượng là dung dịch NaCl

Bài 3.

      Al2O3 + 3 H2SO4  ->  Al2(SO43 + 3 H2O

Al2(SO43 + 6NaOH -> 2Al(OH)3  +  3 Na2SO4

     2Al(OH)3 ->   Al2O3 + 3H2O

     Al2O3 + 6HCl ->  2AlCl3 + 3H2O

     Al(OH)3  + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O

     Al2O3 + 6 HNO3 -> 2 Al(NO3)3  + 3 H2O

Bài 4.

2 R + 3Cl2 -> 2 RCl3

2R                 2( R + 35,5.3)

10,8               53,4

2R.53,4 = 10,8.2(R + 35,5.3)

R = 27 . Vậy R là Nhôm

Bài 5.

a) Tính số mol của sắt nFe  = m/M = 1,96/56 = 0,035 mol

 Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuSO4 = V.D = 100.1,12 = 112 g

Khối lượng CuSO4 : mCuSO4 = mdd.C% = 112.10/100 = 11,2 g

Số mol CuSO4 trước phản ứng: nCuSO4 =11,2/160 = 0,07 mol

b) Viết phương trình phản ứng.

                               Fe  + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Ban đầu            :   0,035     0,07                                                mol

Phản ứng          :    0,035     0,035                                              mol

Sau phản ứng   :     0           0,035       0,035                               mol

Vậy Fe hết, CuSO4  dư

c) Số mol CuSO4 dư : 0,07 – 0,035 = 0,035 mol ,

Nồng độ mol của CuSO4dư: CM = 0,035/0,1 = 0,35M

                nFeSO4 = nFe = 0,035 mol

Nồng độ mol của FeSO4:    CM  = 0,035/0,1 = 0,35 M

2 điểm

 

0,5điểm

 

0,5điểm

 

0,5điểm

 

0,5điểm

 

1 điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

3 điểm

0,5điểm

0,5điểm

0,5điểm

0,5điểm

0,5điểm

0,5điểm

 

 

1 điểm

0,5điểm

 

0,5điểm

 

 

3 điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

 

0,5điểm

 

0,5điểm

 

 

 

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

 

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025