Phương pháp giải nhanh các bài toán về cấu tạo nguyên tử (chi tiết)

Cập nhật lúc: 09:03 31-08-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10


Nhằm giúp các em học sinh giải nhanh các bài trắc nghiệm hóa học trong thời gian ngắn,bài viết đưa ra một số phương pháp giải nhanh các bài toán về cấu tạo nguyên tử và giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử, luyện thi đại học, cao đẳng môn Hóa hiệu quả.

Dạng 1: Cho tổng số hạt cơ bản và hiệu số hạt mang điện.

a)      Dạng toán cơ bản cho 1 nguyên tử.

Gọi tổng số hạt mang điện là S, hiệu là a, ta dễ dàng có công thức sau: Z = (S + A) : 4

Căn cứ vào Z các em sẽ xác định được nguyên tử đó là thuộc nguyên tố hóa học nào (công thức rất dễ chứng minh, các em viết hệ ra là thấy).

Ví dụ 1: Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Vậy X là

Li gii

Ta có: Z = (82 + 22) : 4 = 26 => Fe

Ví dụ 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là

Li gii

Ta có: Z = (52 + 16) : 4 = 17 => Y là Clo (Cl)

b)      Với công thức trên ta hoàn toàn có thể áp dụng cho phân tử, hỗn hợp các nguyên tử Nếu là MxYy thì có thể coi có x nguyên tử M và y nguyên tử Y.

Do đó x.ZX + y.ZY = (Sphân tử + Aphân tử) : 4

Ví dụ 3: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là

Li gii

Trong X có 2  nguyên tử M và 1 nguyên tử O.

Nên ta có : 2.ZM  + 8 = (140 + 44) : 4 = 46 => Z =19 => K => X là K2O

a)      Áp dụng mở rộng công thức trên trong giải ion

➢      Nếu ion là Xx+ thì ZX = (S + A+ 2x) : 4

➢      Nếu ion Yy- thì ZY = (S + A – 2y) : 4

Vậy khác biệt của công thức này với công thức ban đầu đó là thêm giá trị của điện ion (cách nhớ: nếu  ion dương thì đem + 2 lần giá trị điện ion dương, nếu âm thì – 2 lần giá trị điện ion âm)

Ví dụ 5: Tổng số hạt cơ bản của ion M3+  là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là

Li gii

ZM  = (79 + 19 +2.3) : 4 = 26 => M là sắt (Fe).

Dạng 2: Cho tổng số hạt cơ bản (S)

Với dạng này thì ta phải kết hợp thêm bất đẳng thức:

1 ≤ N/Z  ≤ 1,52 (với 82 nguyên tố đầu bảng tuần hoàn) 1 ≤ (S −2Z)/Z ≤ 1,52  =>   S/3,52 ≤ Z ≤ S/3

(thường với 1 số nguyên tố đầu độ chênh lệch giữa p, n, không nhiều thường là 1 hoặc 2, nên sau khi chia S cho 3 ta thường chon luôn giá trị nguyên gần nhất, ngoài ra các em có thể kết hợp công thức:

S = 2Z + N = Z + (Z + N) hay là S =Z + A để chọn nhanh đáp án)

Ví dụ 7: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 52, X thuộc nhóm VIIA. X là

Li gii

Z ≤ 52: 3 = 17,33 => Z là Clo (Cl)

Ví dụ 8: Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số nơtron của M nhiều hơn số khối của X là 12 đơn vị. Số hạt trong M lớn hơn số hạt trong X là 36 hạt.MX là hợp chất nào

 

Li gii

Ở ví dụ này các em thường lựa chọn giải hệ 4 phương trình, như vậy bài toán sẽ tương đối phức tạp và mất thời gian, do đó nếu chịu khó tư duy 1 chút các em có thể đưa bài toán về hệ phương trình với ẩn là tổng số hạt.

Nếu quan sát nhanh chỉ cẩn kết hợp dữ kiện đầu và cuối là ta có hệ phương trình với S (tổng số hạt) Có: SM  + SX = 84

      SM  – SX = 36

Giải hệ được S= 60, SX = 24.

ZM  ≤ 60:3 = 20 => Ca, ZX ≤ 24 : 3 = 8   => O  Vậy MX là CaO.

Bài tp vn dng:

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

  1. A.  Cr.                 B. Fe.              C. Cu.             D. Ni.

Câu 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

A. Br.              B. Cl.               C. Zn.              D. Ag.

Câu 3: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. Na.             B. Mg.             C. Al.              D. Si.

 

Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong M2+  là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện  là 22 M là

  1. A.  Cr.                 B. Cu.              C. Fe.              D. Zn.

Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong X3-  là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện   là 17 X là

  1. A.  N.                  B. P.                C. Sb.              D. As.

Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong M+  là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31 M là

  1. A.  Na.                B. K.               C. Rb.             D. Ag.

Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong X2-  là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện   là 18. Số hiệu nguyên tử của X là

  1. A.  O.                  B. S.                C. Se.              D. C.

Câu 8: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số electron trong X3+ và X2O3  lần lượt là

A. 23; 76.        B. 29; 100.      C. 23; 70.        D. 26; 76.

Câu 9: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là

A. 36 và 27.                B. 36 và 29.                 C. 32 và 31.                D. 31 và 32.

Câu 10: Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17. Số electron của X là

A. 21.                          B. 24.                          C. 27.                          D. 26.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025