Bài tập trắc nghiệm bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Cập nhật lúc: 17:20 02-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Tổng hợp các bài tập dưới đây giúp bạn đọc nắm vững kiến thức cũng như cách giải bài tập của chương.

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BẢNG TUẦN HOÀN

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc:

  1. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
  2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
  3. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  1. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm
  2. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần
  3. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
  4. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

 

Câu 3: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  1. 3                                B. 5                      C. 6                                D. 7

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  1. 3 và 3                        B. 4 và 3              C. 4 và 4              D. 3 và 4

Câu 5: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18                       B. 18 và 8             C. 8 và 8               D. 18 và 32

Câu 6: Các nguyên tố Na, Mg,Al,Si,P,S,Cl,Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa:

  1. 3                                B. 10                    C. 20                              D. 8 

Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc

  1. Chu kì 3, nhóm IVA                                         B.  Chu kì 3, nhóm VIA   

C. Chu kì 4, nhóm IVA                                         D. Chu kì 4, nhóm IIIA 

Câu 8:  Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố  X, A, M, Q  lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

  1. X thuộc nhóm VA                                           B. M thuộc nhóm IIB    

C. A,M thuộc nhóm IIA                                       D. Q thuộc nhóm IA

Câu 9:  Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố  X, A, M, Q  lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

  1. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì                 B. A, M thuộc chu kì 3

C.  M, Q thuộc chu kì 4                              D. Q thuộc chu kì 3

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất l à 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

A. khí hiếm và kim loại                                B. kim loại và kim loại         

C. kim loại và khí hiếm                                          D. phi kim và kim loại

Câu 11: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là

  1. 3                            B.5                        C.6                        D.7

 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là

A.3 và 3                         B.3 và 4               C.4 và 4               D.4 và 3

 13: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là

A.8 và 18                       B.18 và 8             C.8 và 8               D.18 và 8

 14: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

  1.  Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
  2. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột
  3. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Tìm câu sai trong các câu sau:

  1. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
  2. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
  3. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Câu 16: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

  1. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  2.  Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
  3.  Chiều tăng dần của nguyên tử khối.
  4.  Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 17: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

  1.  Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  2.  Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  3.  Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.
  4.  Nguyên tử khối.

 Câu 18: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Mendeleev công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần

A. khối lượng nguyên tử.                                      B. bán kính nguyên tử.

C. số hiệu nguyên tử.                                           D. độ âm điện của nguyên tử

 Câu 19: Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều :

  1. tăng dần               B. giảm dần          C. tăng rồi giảm             D. giảm rồi tăng.

Câu 20: Cho dãy các nguyên tố nhóm VA : N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều

  1. tăng dần
  2. giảm dần
  3. tăng rồi giảm
  4. giảm rồi tăng

 Câu 21: Những nguyên tố hoá học trong cùng một nhóm A có những tính chất sau :

  1. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim tăng dần.
  2. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
  3. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
  4. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 22: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết những thông tin nào sau đây?

  1. Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử của nguyên tố
  2. Số electron có trong nguyên tử của nguyên tố
  3. Số proton trong nguyên tử
  4. Số thứ tự của nguyên tử nguyên tố trong bảng tuần hoàn
  5. Tât cả các ý trên

Câu 23: Nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII (VIIA) còn gọi là

A. kim loại kiềm                                                   B. kim loại kiềm thổ

C. halogen                                                            D. khí hiếm

Câu 24: : Trong các hidroxit sau, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

A. Be(OH)2                    B. Ba(OH)2                               C. Mg(OH)2                   D. Ca(OH)2

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025