Cập nhật lúc: 10:20 14-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12
BTTN HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?
A. Than đá. B. Xăng, dầu.
B. Khí butan (gaz) D. Khí hiđro.
Câu 2. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.
B. Thu khí metan từ khí bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 3. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là :
A. Năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng thuỷ điện.
C. Năng lượng gió.
D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 4. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
A. Penixilin, Amoxilin.
B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seđuxen, moocphin.
D. Thuốc cảm Pamin, Panadol.
Câu 5. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
A. Dùng fomon, nước đá.
B. Dùng phân đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.
D. dùng nước đá khô, fomon.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi.
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ?
A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt…quá mức cho phép.
Câu 8. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải dạng dung dịch, chứa các ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+…Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ?
A. Nước vôi dư. B. HNO3.
C. Giấm ăn. D. Etanol.
Câu 9. Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ?
A. CH4. B. NH3.
C. SO2. D. H2.
Câu 10. Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây ?
A. Không khí. B. Khí tự nhiên.
C. Khí dầu mỏ. D. Khí lò cao.
Câu 11. Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây ?
A. Na2O2 rắn. B. NaOH rắn.
C. KClO3 rắn. D. Than hoạt tính.
Câu 12. Nhiều loại sản phẩm hoá học được điều chế từ muối ăn trong nước biển như : HCl, nước Gia-ven, NaOH, Na2CO3.
Tính khối lượng NaCl cần thiết để sản xuất 15 tấn NaOH. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
A. 12,422 tấn. B. 17,55 tấn.
C. 15,422 tấn. D. 27,422 tấn.
Câu 13. Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi tổng hợp. Có thể điều chế Ancol etylic bằng 2 cách sau :
- Cho khí etilen (lấy từ cracking dầu mỏ) hợp nước có xúc tác.
- Cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột.
Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.
A. 5,4 tấn. B. 8,30 tấn.
C. 1,56 tấn. D. 1,0125 tấn.
Câu 14. Có thể điều chế thuốc diệt nấm 5% CuSO4 theo sơ đồ sau :
Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. Hiệu suất của quá trình là 80%.
A. 1,2 tấn. B. 2,3 tấn.
C. 3,2 tấn. D. 4,0 tấn.
Câu 15. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau :
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.
a. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây ?
A. H2S. B. CO2.
C. NH3. D. SO2.
b. Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất phản ứng là 100%. (Nên biết thêm : hàm lượng cho phép là 0,01 mg/l).
A. 0,0250 mg/l. B. 0,0253 mg/l.
C. 0,0225 mg/l. D. 0,0257 mg/l.
Câu 16. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?
A. Than đá. B. Xăng, dầu. C. Khí butan (gaz). D. Khí hiđro.
Câu 17. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz.
B. Thu khí metan từ khí bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 18. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng trong mục đích hoà bình, đó là:
A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng thuỷ điện.
C. Năng lượng gió. D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 19. Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ?
A. Penixilin, amoxilin. B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seduxen, moocphin. D. Thuốc cảm pamin, paradol.
Câu 20. Cách bảo quản thực phẩm ( thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
A. Dùng fomon, nước đá. B. Dùng phân đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá và nước đá khô. D. Dùng nước đá khô, fomon.
Câu 21. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,… có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là:
A. 1 – 2 ngày. B. 2 – 3 ngày. C. 12 – 15 ngày. D. 30 – 35 ngày.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
A. Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.
C. Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2.
D. Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.
Câu 23. Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy hoặc nước giếng khoan không có chứa các đọc tố như
asen, sắt,… quá mức cho phép.
Câu 24. Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
A. Có hệ thống sử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
Câu 25. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+…Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
A. Nước vôi dư. B. HNO3. C. Giấm ăn. D. Etanol.
Câu 26. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau?
A. H2S. B. CO2. C. SO2. D. NH3.
Câu 27. Cacbon monooxit có trong thành phần chính của loại khí nào sau đây?
A. Không khí. B. Khí thiên nhiên. C. Khí mỏ dầu. D. Khí lò cao.
Câu 28. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. Đồ gốm. B. Ximăng. C. Thuỷ tinh thường. D. Thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 29. Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương?
A. Sắt. B. Kẽm. C. Canxi. D. Photpho.
Câu 30. Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa:
A. vitamin A. B. β-caroten (thuỷ phân tạo vitamin A).
C. este của vitamin A. D. enzim tổng hợp vitamin A.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025