Cập nhật lúc: 10:00 07-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12
BTTN SƠ LƯỢC MỘT SỐ KIM LOẠI
Câu 1. Cấu hình electron của Ag là
A. [Kr]4d75s4 C. [Kr]4d85s2
B. [Kr]4d105s1 D. [Kr]4d95s3
Câu 2. Cấu hình electron của Au là
A. [Xe]4f145d8 6s3 C. [Xe]4d95d106s1
B. [Xe]4f145d96s2 D. [Xe]4f145d76s4
Câu 3. Cấu hình electron của Ni là
A. [Ar]3d8 4s2 C. [Ar]3d74s8
B. [Ar]3d54s5 D. [Ar]3d94s1
Câu 4. Cấu hình electron của Sn là
A. [Kr]4d105s2 5p3 C. [Kr]4d105s25p4
B. [Kr]4d105s25p2 D. [Kr]4d105s25p5
Câu 5. Cấu hình electron của Pb là:
A. [Xe]4f145d106s26p2 C. [Xe]4f145d76s26p5
B. [Xe]4f145d86s26p4 D. [Xe]4f145d106s16p3
Câu 6. Kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhất là
A. Cu C. Zn
B. Al D. Ag
Câu 7. Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag sẽ bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng. Đó là do:
A. Bình làm bằng Ag bền trong không khí
B. Bình làm bằng Ag chứa các ion Ag có tính oxi hoá mạnh
C. Ion Ag+(dù có nồng độ rất nhỏ 10-10 mol/l) có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn.
D. Bạc là kim loại có tính khử rất yếu.
Câu 8. Cần oxi hoá Zn thành Zn2+, có thể dùng
A. Fe C. Mg2+
B. Al3+ D. Ag+
Câu 9. Một pin điện hoá được cấu tạo bởi 2 cặp oxi hoá - khử Zn2+/Zn và Ag+/Ag. Khi pin điện hoá hoạt động đã xảy ra phản ứng.
A. Zn2+ + 2OH- \(\rightarrow\) Zn(OH)2
B. Zn + 2H+ \(\rightarrow\) Zn2+ + H2
C. Zn + 2Ag+ \(\rightarrow\) Zn2+ + 2Ag
D. 2Ag + Zn2+ \(\rightarrow\)2Ag+ + Zn
Câu 10. Hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu ngâm vào dung dịch chỉ chứa một chất. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng Ag có trong hỗn hợp ban đầu. Dung dịch chứa chất
A. H2SO4
B. HCl
C. CuCl2
D. AgNO3
Câu 11. Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, cường độ dòng điện 5 Ampe. Khối ượng Ag thu được ở catot là:
A. 6,037 gam C. 7,001 gam
B. 5,036 gam D. 5,531 gam
Câu 12. Điền công thức hoá học hoặc chữ số vào chỗ (…) để hoàn thành các phương trình hoá học sau:
1.Ag + …. HNO3 \(\rightarrow\) AgNO3 + ….. NO2
2…… Ag + ….. H2S + O2 \(\rightarrow\) ….Ag2S ¯ + ….. H2O
3…..ZnS + …. O 2 \(\rightarrow\) ZnO + …. SO2
4. …..PbS + …. O2 \(\rightarrow\)….PbO + …. SO2
5…..Au + HNO3 + ….HCl \(\rightarrow\) AuCl3 + ….H2O + …
Câu 13. Đồ vật làm bằng Ag để lâu ngày trong không khí có thể bị xám đen vì:
A. Ag tác dụng với O2 của không khí
B. Ag tác dụng với H2S có trong nước
C. Ag tác dụng với dung dịch HCl có trong không khí
D. Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí.
Câu 14. Số oxi hoá phổ biến của Ag, Au trong các hợp chất là:
A. Ag: +1; Au: +2 C. Ag: +1 ; Au: +3
B. Fe: +2 ; Au: +1 D. Ag: +3 ; Au: +3
Câu 15. Các nguyên tố được xếp theo thứ tự tăng dần độ dẫn nhiệt, dẫn điện là:
A. Au, Cu, Fe, Ag C. Cu, Ag, Fe, Ag
B. Fe, Au, Cu, Ag D. Ag, Au, Cu, Fe
Câu 16. Vàng không bị oxi hoá trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hoà tan trong axit, nhưng vàng tác dụng được với:
A. H2SO4 đặc, nóng
B. HNO3 đặc, nóng
C. HCl đặc
D. Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3, 3 thể tích HCl đặc).
Câu 17. Thuỷ ngân có thể tạo hỗn hợp với:
A. Ag C. Cu
B. Au D. Zn
Câu 18. Dung dịch xianua kim loại kiềm như NaCN có thể tạo ion phức với:
A. Ag C. Zn
B. Cu D. Au
Câu 19. Vàng 9 cara dùng để đúc đồng tiền vàng, làm vật trang trí là hợp kim của Cu- Au với tỷ lệ khối lượng:
A. 2/3 Cu, 1/3 Au
B. 2/3 Au, 1/3 Cu
C. 1/2 Au, 1/2 Cu
D. 1/4 Au, 3/4 Cu
Câu 20. Trong phương pháp thuỷ phân để điều chế Au, dùng NaCN chuyển hoá các hạt Au thành phức [Au(CN)2] sau đó để thu được Au phải
A. Cho phức [Au(CN)2] tan trong H2O
B. Dùng nhiệt để cô cạn dung dịch [Au(CN)2] rồi nhiệt phân
C. Dùng kim loại hoạt động mạnh khử ion phức thành Au.
D. Điện phân dung dịch [Au(CN)2]
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025