Cập nhật lúc: 11:10 01-10-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12
Dạng 1: Kim loại phản ứng với axit
Những điều cần chú ý:
● Kim loại cho tác dụng có phản ứng với axit không:
+ Các kim loại kể từ Cu trở về sau không phản ứng với các axit có tính axit
do H+ (HCl, H2SO4 loãng ...)
+ Al, Fe không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
● Axit có tính oxi hóa do H+ hay do anion gây ra:
+ Các axit như: HCl, H2SO4 loãng...là các axit có tính oxi hóa do H+ gây ra.
Các kim loại khi tác dụng với các axit này cho muối và khí H2
+ Các axit như: HNO3, H2SO4 đặc nóng ...là các axit có tính oxi hóa do
Ví dụ 1: Có 14,2 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Cu. Cho hỗn hợp này qua dung dịch HCl dư thì thấy tạo ra 8,96 lít khí (đktc) còn nếu cũng cho hỗn hợp trên qua H2SO4 đặc nguội thì tạo ra 4,48 (đktc) lít khí làm mất màu dung dịch Br2. Số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 0,1; 0,1; 0.1. B. 0,1; 0,1; 0,3
C. 0,1; 0,2; 0.1. D. 0,1; 0,2; 0,3
● Biết vận dụng các định luật bảo toàn đặc biệt là trong bài toán tính khối lượng muối .
Ví dụ 2: Cho 1,37 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thì thu được 1,12 lít (đktc) khí không mầu, hoá nâu trong không khí. Khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 16,7 gam. B. 10,67 gam. C. 17,6 gam. D. 10,76 gam.
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 17,4gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 13,44 lít khí. Khối lượng muối thu được là:
A. 60 gam. B.50 gam. C. 62,1 gam D. 58,4 gam
● Sử dụng thành thạo phương pháp bảo toàn electron
Ví dụ 4: Một hỗn hợp bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2. Phần 2 hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
● Bài toàn hỗn hợp kim loại tan hết trong HCl tạo khí H2
● Bài toàn hỗn hợp kim loại tan hết trong H2SO4tạo khí H2
Ví dụ 6: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp 4 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Cho rằng axit phản ứng đồng thời với 4 kim loại. Giá trị m là:
A. 34,2 gam. B. 58,4 gam. C. 44,8 gam. D. 54,2 gam.
● Bài toàn hỗn hợp kim loại tan hết trong HCl , H2SO4 tạo khí H2
Ví dụ 7: Hòa tan hết 11,61 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe bằng 500ml dung dịch hỗn hợp axit HCl 1,5M và H2SO4 0,45M (loãng) thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với các kim loại. Tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 38,935 gam. B. 59,835 gam. C. 38,395 gam. D. 40,935 gam
● Bài toàn hỗn hợp kim loại tan hết trong HNO3
Cần chú ý:
- HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe
- Sử dụng phương pháp bảo toàn e
- Khối lượng muối
- Nếu sau phản ứng không có khí thoát ra thì dung dịch tạo thành có muối NH4NO3.
Ví dụ 8: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp B gồm và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 43 gam B. 34 gam C. 3,4 gam D. 4,3 gam
Bài tập áp dụng
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Mg vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí X (ở đktc) là:
A. 0,672 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 3,36 lít.
Câu 2: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al Cu, tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít hỗn hợp Y gồm NO + NO2 có M = 42,8 (thể tích các khí đo ở đktc). Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 9,65 gam. B. 5,96 gam. C. 6,59 gam. D. 5,69 gam.
Câu 3: Cho 1,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Mg tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thấy tạo hỗn hợp muối B và khí SO2 có thể tích = 1,008 lít (đktc). Tính khối lượng muối thu được.
A. 6 gam. B. 5,9 gam. C. 6,5 gam. D. 7 gam.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại R có hóa trị không đổi. Trộn đều và chia 22,59 gam hỗn hợp X thành 3 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 bằng HCl thu được 3,696 lít khí H2. Phần 2 tác dụng với HNO3 loãng thu được 3,36 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp A là:
A. 0,12 mol Fe; 0,03 mol Al. B. 0,03 mol Al; 0,12 mol Fe
C. 0,12 mol Fe; 0,03 mol Mg. D. 0,03 mol Al; 0,12 mol Mg
Câu 5: Cho hỗn hợp X ở dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam G bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO2(đktc). Cho 23,4 gam X vào bình A chứa dung dịch H2SO4 1M (loãng) dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được khí B. Dẫn từ từ toàn bộ lượng khí B vào ống chứa bột CuO dư nung nóng, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X theo thứ tự như trên là:
A. 0,15 mol; 0,15 mol; 0,1 mol B. 0,15 mol; 0,15 mol; 0,2 mol
C. 0,15 mol; 0,2 mol; 0,15 mol D. 0,2 mol, 0,15 mol, 0,15 mol
Câu 6: Hỗn hợp A gồm kim loại R (hóa trị 1) và kim loại X (hóa trị 2) hòa tan 3 gam A vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2,94 gam hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2 . 1,344 lít (đktc). Khối lượng muối thu được là:
A. 6,07 gam. B. 5,96 gam. C. 7,06 gam. D. 7,6 gam.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
A |
A |
D |
C |
A |
A |
C |
B |
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025