Dạng toán oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit

Cập nhật lúc: 15:00 17-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Bài viết giúp các bạn nắm được phương pháp giải nhanh dạng toán oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit

 DẠNG TOÁN OXIT BAZƠ TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

I. Trường hợp 1: Oxit bazơ + dd H2SO4 loãng Muối sunfat + H2O

VD:             Na2O  +  H2SO4        Na2SO4  +  H2O

                   MgO  +  H2SO4         MgSO4  + H2O

                   Fe2O3   + 3H2SO4      Fe2(SO4)3  +  3H2O

Nhận xét:- Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là 

            - Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat, thì cứa 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng:

 ( R + 16) gam(R + 96) gam1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:

 Ví dụ 1.  Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 6,81 g                        B. 4,81 g              C. 3,81 g              D. 5,81 g

Giải:

* Cách 1:

Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì

 - Số mol H2­SO4  = 0,5. 0,1 =  0,05 mol  số mol H2O = 0,05 mol

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

                                      moxit  + maxit sunfuric  = mmuối sunfat + m nước

                                       mmuối sunfat  = (moxit + maxit sunfuric) - mnước

                            = (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam.

=>Chán đáp án A

* Cách 2:

Số mol H2­SO4  = 0,5. 0,1 =  0,05 mol

                      Áp dụng công thức          

                     ta có: mmuối sunfat = 2,81+0,05.80 = 6,81 g.

=>Chọn đáp án A

Ví dụ 2. Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 80g muối khan. Giá trị của m là

A. 32g                  B. 32,5g               C. 64g                  D. 48g

Giải:

* Cách 1:

= 0,3.2 = 0,6 mol

                     Áp dụng công thức:             

             m oxit = m muối sunfat – 80.

                        = 80 - 80.0,6 = 32 g.

=>Chọn đáp án A

* Cách 2:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Cần nhớ: Phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì

 - Số mol H2­SO4  = 0,3. 2 =  0,6 mol  số mol H2O = 0,6 mol

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

                                      moxit  + maxit sunfuric  = mmuối sunfat + m nước

                                       moxit  = (mnước + mmuối sunfat) – maxit sunfuric

                                                = 0,6 .18 + 80 – 0,6.98 = 32g.

=>Chọn đáp án A

II. Trường hợp 2: Oxit bazơ + dd HCl Muối clorua + H2O

VD:             Na2O  +  HCl       NaCl  +  H2O

                             MgO  +  2HCl    MgCl2  + H2O

Fe2O3   + 6HCl    2FeCl3  +  3H2O

Nhận xét:- Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là 

                                            và  trong oxit

       - Khi chuyển từ oxit thành muối clorua, thì cứa 1 mol H2O sinh ra thì khối lượng muối tăng:

( R + 16) gam(R + 71) gam1 mol H2O hoặc 2 mol HCl.

Từ đó có công thức:

 Ví dụ 1. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là:

A. 6,81 g                        B. 5,55 g              C. 6,12 g              D. 5,81 g

Giải:

* Cách 1: Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với axit clohiđric thì:           

 hay    nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

                                      moxit  + maxit clohiđric  = mmuối clorua + m nước

                                     mmuối clorua  = (moxit + maxit clohiđric) - mnước

                                 = (2,8 + 0,1.36,5) - 0,05.18 = 5,55 gam.

=>Chọn đáp án B

* Cách 2:     nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol. Áp dụng công thức

                    mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

                                    = 2,8 + 27,5.0,1 = 5,55 gam. Chọn đáp án B

Ví dụ 2. Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 150g dd HCl 7,3%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 11,5 g muối khan. Giá trị của m là

A. 3,2g              B. 3,25g               C. 3,61g               D. 4,2g

Giải:

* Cách 1:                           

   nHCl=

Áp dụng công thức.

 moxit = mmuối clorua – 27,5.nHCl

= 11,5 – 27,5.0,3 = 3,25 g. Đáp án B

* Cách 2:

nHCl=

Cần nhớ: oxit bazơ tác dụng với HCl thì  hay

 moxit  + maxit clohiđric  = mmuối clorua + m nước

                                       moxit  = (mnước + mmuối clorua) – maxit clohiđric

                                 = (0,15 .18 + 11,5) – 0,3.36,5 = 3,25g.

=>Chọn đáp án B

Ví dụ 3.  Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 57 ml.                   B. 50 ml.              C. 75 ml.              D. 90 ml.

Giải:

moxit = mkim loại + moxi  moxi  trong oxit = moxit – mkim loại

= 3,33 – 2,13 = 1,2g

n=

   Cần nhớ: Khi oxit bazơ tác dụng với dd HCl thì   trong oxit

mà    = 0,075.2 = 0,15 mol

VHCl =  lít

=> Chọn đáp án C

III.BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dd  1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 4,5g                 B. 7,6g                 C. 6,8g                 D. 7,4g

Bài 2. Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 50g dd H2SO4 11,76%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 8,41 g muối khan. Giá trị của m là

A. 3,2g              B. 3,5g                 C. 3,61g               D. 4,2g

Bài 3.  Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp gồm ZnO; CuO; MgO và Fe2O3 cần 150 ml dd H2SO4 0,4M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được lượng muối sunfat là:

 A. 8,41 g           B. 8,14g               C, 4,18g               C. 4,81g

Bài 4.  Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với 200ml dd HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là:

  A. 9,2g               B. 8,4g                     C. 7,2g                 D. 7,9g

Bài 5.  Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b(g) hỗn hợp 3 oxit Y (ZnO, PbO, NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn hợp muối khan có khối lượng (b + 55) gam. Khối lượng a (g) của hỗn hợp X ban đầu là:

A. a = b -16          B. a = b - 24            C. a = b- 32          D. a = b - 8

Bài 6.   Cho m gam hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 50 ml dd HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng  thu được 3,071 g muối clorua. Giá trị

của m là:

A. 0,123g             B. 0,16g                   C. 2,1g                 D. 0,321g

IV.ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ

1-C

2-C

3-A

4-C

5-A

6-A

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025