Tính chất hóa học của oxit - phân loại oxit

Cập nhật lúc: 15:15 25-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


CO2 là một khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính. Vậy CO2 thuộc loại hợp chất vô cơ nào, tính chất hóa học của chúng ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC -  KHÁI QUÁT HOÁ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I. ĐỊNH NGHĨA OXIT

- Định nghĩa:  Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một  nguyên tố là oxi.

VD:  Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi, sản phẩm tạo thành là những chất gì ?

GIẢI:    

- Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3)

- Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều:

+ Có 2 nguyên tố.                                       

+ 1 trong 2 nguyên tố là oxi.

*Cách gọi tên:

- Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + “Oxit”

VD:  Fe2O3: sắt (III) oxit và FeO :sắt (II) oxit .

- Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

Chỉ số    Tên tiền tố

1:  Mono (không cần ghi)

2 :  Đi

3:  Tri

4 :  Tetra

5:   Penta

…           …

VD:   

SO3: Lưu huỳnh trioxit.                  

N2O5:  Đinitơpentaoxit.

CO2: Cacbon đioxit.                        

 SO2:  Lưu huỳnh đioxit.

 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT

1. Tính chất hoá học của oxit bazơ

a) Tác dụng với nước:

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2  , …       

Oxit bazơ + nước → Bazơ tương ứng

VD:

                Na2O + H2O → NaOH

                CaO + H2O → Ca(OH)2

                BaO + H2O → Ba(OH)2

Chú ý: Một số oxit không phản ứng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.                                   

b) Tác dụng với axit:

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.  

Oxit bazơ  + axit  → muối + nước

VD:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c) Tác dụng với oxit axit:

- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.   

Oxit bazơ  +  oxit axit  → muối

VD:

                Na2O + CO2 → Na2CO3

                CaO + CO2 → CaCO3

                BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hoá học của oxit axit:

Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.

VD:

                SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)

a) Tác dụng với nước:

- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.                                                                                         

- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, CO2 , CrO3… tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7, …

VD:   

                2NO2  +  H2O  + 1/2O2 → 2HNO3.                 

                CO2 + H2O → H2CO3

                CrO3  +  H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.            

                N2O5  +  H2O → 2HNO3.

Chú ý: NO, N2O, CO   không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

  b) Tác dụng với bazơ:

- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ  tạo thành muối và nước.       

VD:

                CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O       

                P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

                SO3 + NaOH → NaHSO4 (Muối axit)

                NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (Muối trung hòa)

hay          SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c) Tác dụng với oxit bazơ:

- oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tạo thành muối.     

VD:

                Na2O + SO2  Na2SO3                

                CO2( k)  + CaO  CaCO3

* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…

VD:

            Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

            Al2O+ 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

III. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

- Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ....                          

- Các oxit được chia thành 4 loại :                             

+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

                VD:    Na2O , CuO , BaO, FeO ….

+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

                VD: SO2 ,SO3, CO2 , P2O5

+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

                VD:   Al2O3 , ZnO , …

+ Oxit trung tính:  Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,  nước.

                VD:    CO , NO …          

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025