Cập nhật lúc: 11:10 26-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
Xem thêm: Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
TRẮC NGHIỆM TCHH CỦA AXIT (DỄ)
Câu 1. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al
D. Fe, Zn, Ag
Câu 2. Nhóm chất tác dụng với nước và dung dịch HCl là:
A. Na2O; SO3; CO2
B. K2O; P2O5; CaO
C. BaO; SO3; P2O5
D. CaO; BaO; Na2O
Câu 3. Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là:
A. CO2; SO2; CuO
B. SO2; Na2O; CaO
C. CuO; Na2O; CaO
D. CaO; SO2; CuO
Câu 4. Dãy có chứa chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Zn, ZnO; Zn(OH)2
B. Cu; CuO; Cu(OH)2
C. Na2O; NaOH; Na2CO3
D. MgO; MgCO3; Mg(OH)2
Câu 5. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. Al; Fe; Pb
B. Al2O3; Fe2O3; Na2O
C. Al(OH)3; Fe(OH)3; Cu(OH)2
D. BaCl2; Na2SO4; CuSO4
Câu 6. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. Mg
B. CaCO3
C. MgCO3
D. Na2SO3
Câu 7. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:
A. Dung dịch không màu
B. Dung dịch có mùa lục nhạt
C. Dung dịch có màu xanh lam
D. Dung dịch có màu vàng nâu
Câu 8. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước là:
A. Magie và dung dịch axit sunfuric
B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric
C. Magie nitrat và natri hiđroxit
D. Magie clorua và natri clorua
Câu 9. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có khí:
A. Bari oxit và axit sunfuric loãng
B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
D. Bari clorua nvà axit sunfuric loãng
Câu 10. Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra:
A. Dung dịch có màu xanh lam và chất khí có màu nâu.
B. Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.
C. Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu.
D. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí
Câu 11. Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong là:
A. Zn
B. Na2SO3
C. FeS
D. Na2CO3
Câu 12. Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:
A. Zn, BaCl2
B. CuO; BaCl2
C. BaCl2; Ba(NO3)2
D. Ba(OH)2; ZnO
Câu 13. MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
A. Chất khí cháy được trong không khí
B. Chất khí làm đục nước vôi trong
C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống
D. Chất khí không tan trong nước.
Câu 14. Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch màu xanh lam:
A. CuO; MgCO3
B. Cu; CuO
C. Cu(NO3)2; Cu
D. CuO; Cu(OH)2
Câu 15. Dùng quì tím để phân biệt được các cặp chất nào sau đây:
A. Dung dịch HCl và dung dịch KOH
B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl
D. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH
Câu 16. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. MgO; Fe2O3; SO2; CuO
B. Fe2O3; MgO; P2O5; K2O
C. MgO; Fe2O3; CuO; K2O
D. MgO; Fe2O3; SO2; P2O5
Câu 17. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại:
A. Mg
B. Ba
C. Cu
D. Zn
Câu 18. Nhóm chất tác dụng với dung dịch HCl và với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. CuO; BaCl2; ZnO
B. CuO; Zn; ZnO
C. CuO; BaCl2; Zn
C. BaCl2; Zn; ZnO
Câu 19. Dãy các chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có khí là:
A. BaO; Fe; CaCO3
B. Al; MgO; KOH
C. Na2SO3; CaCO3; Zn
D. Zn; Fe2O3; Na2SO3
Câu 20. Giấy quì tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:
A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH
B. 1 mol HCl và 1 mol KOH
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl
D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH
Câu 21. Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl; HNO3; H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử để nhận biết được chúng là:
A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím
B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3
C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH
D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein
Câu 22. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
A. K2SO4
B. Ba(OH)2
C. NaCl
D. NaNO3
Câu 23. Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch HCl; Na2SO4; NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biết chúng?
A. Dung dịch BaCl2
B. Quì tím
C. Dung dịch Ba(OH)2
D. Zn
Câu 24. Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí hiđro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là:
A. Cu và Ca
B. Pb và Cu
C. Pb và Ca
D. Ag và Cu
ĐÁP ÁN
1C |
2D |
3C |
4B |
5D |
6A |
7C |
8B |
9C |
10D |
11B |
12C |
13B |
14D |
15A |
16C |
17B |
18B |
19C |
20D |
21B |
22 |
23 |
24 |
25 |
|
|
|
|
|
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025