BTTN crom và hợp chất của crom

Cập nhật lúc: 09:36 06-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Cùng ôn tập lý thuyết và các bài tập liên quan đến crom và các hợp chất của crom qua chuỗi bài tập này nhé.

CROM VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CROM

 

Câu 1: Cấu hình electron không đúng

      A. Cr ( z = 24):  [Ar] 3d54s1                                                      B. Cr ( z = 24):  [Ar] 3d44s2

      C. Cr2+ :  [Ar] 3d4                                                                     D. Cr3+ :  [Ar] 3d3

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+

            A. [Ar]3d5.                               B. [Ar]3d4.                               C. [Ar]3d3.                   D. [Ar]3d2.

Câu 3:  Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

            A. +2, +4, +6.                                     B. +2, +3, +6.                         

            C. +1, +2, +4, +6.                                D. +3, +4, +6.

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào đúng.

          A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.                           

          B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ

          C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất                             

          D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3

Câu 5: Ứng dụng không hợp lí của crom là?

          A.     Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

          B.     Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

          C.     Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

          D.     Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 6: Ở nhiệt độ thường, kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể là

            A. lập phương tâm diện.                                                            B. lập phương.      

            C. lập phương tâm khối.                                                           D. lục phương.

Câu 7: Nhận xét không đúng là:

         A.     Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; Cr(VI) có tính oxi             hóa.

         B.     CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính

         C.     Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ

        D.     Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.

Câu 8: Phát biểu không đúng là:

            A. Các hợp chất Cr2O3 , Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

            B. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.

            C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch              NaOH.

            D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Câu 9: So sánh không đúng là:

          A.     Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử

         B.     Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa ; có tính khử.

         C.     H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh

         D.     BaSO4 và BaCrO4 đều là chất không tan trong nước.

Câu 10: Crom(II) oxit là oxit

            A. có tính bazơ.                                                       

            B. có tính khử.                   

            C. có tính oxi hóa.                                                   

            D. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa và vừa có tính bazơ.

Câu 11: Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

            A. tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3

            B. tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3

            C. tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO

            D. hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3

Câu 12: Chọn phát biểu sai:

            A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm                                            B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám

            C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm                                              D. CrO là chất rắn màu trắng xanh

Câu 13: Axit nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

            A. HNO3                                  B. H2SO4                                   C. HCl                                 D. H2CrO4

Câu 14: Chất rắn màu lục , tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn đó là:

       A. Cr2O3                  B. CrO                            C. Cr2O                           D. Cr

Câu 15: Giải pháp điều chế không hợp lí là

            A. Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3

            B. Dùng phản ứng của muối Cr2+ với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2.

            C. Dùng phản ứng của muối Cr3+ với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3

            D. Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với K2Cr2O7 để điều chế CrO3

Câu 16: Một số hiện tượng sau:

 (1) Thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

 (2) Thêm (dư) NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

 (3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH (dư)

 (4) Thên từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.

 Số ý đúng:

        A. 1                                          B. 2                                           C. 3                                        D. 4

Câu 17: . Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau

            - Tính oxi hóa rất mạnh

            - Tan trong nước tạo thành hốn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7

            - Tan trong dung dịch kiềm tạo anion RO42- có màu vàng. Oxit đó là

           A. SO3                          B. CrO3                               C. Cr2O3                                     D. Mn2O7

Câu 18: Trong dung dịch 2 ion cromat và đicromat cho cân bằng thuận nghịch:

             2CrO42-+ 2H+ ↔ Cr2O72- + H2O

            Hãy chọn phát biểu đúng:

           A. dung dịch có màu da cam trong môi trường bazo             

           B. ion CrO42-bền trong môi trường axit

            C. ion Cr2O72- bền trong môi trường bazo                                         

            D. dung dịch có màu da cam trong môi trường axit

Câu 19:Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

            A. Al-Ca                                   B. Fe-Cr                                      C. Cr-Al                                 D. Fe-Mg

Câu 20: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là :

      A. màu đỏ da cam và màu vàng chanh                                      B. màu vàng chanh và màu đỏ da cam

      C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh                                            D. màu vàng chanh và màu nâu đỏ

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021