BTTN lí thuyết amin - amino axit - protein ( có đáp án)

Cập nhật lúc: 10:12 14-09-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Chuỗi BTTN lí thuyết amin - amino axit - protein sẽ giúp các em củng cố lí thuyết và nắm vững kiến thức của toàn chương. Chúc các em học vui :)

CHUYÊN ĐỀ BTTN LÍ THUYẾT AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN

 

Câu 1.  Số đồng phân amin bậc II của C4H11N là:   

A. 1               B. 2               C. 3             D. 4 
Câu 2. Với các chất amoniac (1), metylamin (2), etylamin (3), anilin (4). Tính bazơ tăng dần theo trình tự

A. (4) < (1) <(2) < (3)                                     B. (4) < (1) < (3) < (2)     

C. (3) < (2) < (1) <(4)                                      D. (3) < (2) < (4) < (1)

Câu 3. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.
B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.
C. Dung dịch trong suốt.
D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn.

Câu 4. Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sâu đây?

A. Dung dịch Br2                                          B. Dung dịch HCl        

C. Dung dịch NaOH                                       D. Dung dịch AgNO3

Câu 5.  Để phân biệt phenol, anilin, benzen bằng phương pháp hóa học, ta cần dùng các hóa chất là:

A. Dung dịch Brôm, Na                                 B. Quì tím           

C. Kim loại Na                                                D. Quì tím, Na.

Câu 6. Có 3 chất hữu cơ : H2N-CH2-COOH; CH3-CH2-COOH và CH3-CH2-CH2-NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, người ta chỉ cần thử với một chất nào trong các chất sau đây?

A. NaOH                      B. HCl                  C. CH3OH/HCl                       D. Quỳ tím 
Câu 7. Cho các chất sau đây: 1. H2N-CH2-CH2-COOH 2. CH2 = CH-COOH 3. CH2O và C6H5OH 4. HO-CH2-COOH. Các trường hợp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. 1,2,3                         B.1,2,4                         C. 1,3,4                                  D. 2,3,4
Câu 8. Cho dung dịch chứa các chất sau: C6H5 – NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2N - CH2 - COOH (X3); HOOC - CH2- CH2- CH(NH2)- COOH (X4); H2N - (CH2)4- CH(NH2)- COOH (X5). Những dung dịch làm giấy quỳ tím hoá xanh là:

A. X1 ; X2 ; X5.                                             B. X2 ; X3 ; X4.                 

C. X2 ; X5.                                                     D. X3 ; X4 ; X5.

Câu 9. Trong các chất sau, chất nào làm quì tím chuyển sang màu hồng?

A. H2N-CH2-COOH                                       B. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

C. CH3-CH2-NH2                                            D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH 

Câu 10. Dùng nước brôm không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây?

A. dd anilin và dd NH3                                              B. Anilin và xiclohexylamin      

C. Anilin và phenol                                                     D. Anilin và benzen.
Câu 11. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng?

A. H2N-CH2-COOH (glixerin)                                  

B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)

C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin)               

D. HOOC.(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric)
Câu 12. Khẳng định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amino axit?

A. Tất cả đều chất rắn.                                          B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng.

C. Tất cả đều tan trong nước.                               D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.

C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.

D. Khi cho Cu(OH)2 và lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.
Câu 14. Trong các chất sau Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2­SO3, CH3OH/ khí HCl. Axit aminoaxetic tác dụng được với những chất nào?

A. Tất cả các chất.           

B. HCl, HNO2, KOH, Na2­SO3, CH3OH/ khí HCl.

C. Cu, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2­SO3, CH3OH/ khí HCl 

D. Cu, HCl, HNO2, KOH, Na2­SO3, CH3OH/ khí HCl.
Câu 15. a- amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy?

A. 1                  B. 2                       C. 3                       D. 4

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021