BTTN tính toán đại cương về kim loại

Cập nhật lúc: 14:31 05-10-2015 Mục tin: Hóa học lớp 12


Cùng ôn tập và củng cố lại kiến thức về chương đại cương về kim loại qua các bài tập trắc nghiệm dưới đây.

BTTN TÍNH TOÁN ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI


Câu 1: Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ítnhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu (biết rằng phản ứng tạo ra chất khử duy nhất là NO)               

     A. 1 lít.                          B. 0,6 lít.                         C. 0,8 lít.                       D. 1,2 lít.

Câu 2: 1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl, các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đựơc dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp gồm hai muối, trong đó khối lượng của mu ối FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu?

     A. 0,216 gam.               B. 1,836 gam.                  C. 0,228 gam.               D. 0,432 gam.

Câu 3: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, trong đó tỉ lệ khối lượng c ủa FeO và Fe2O3 là 9 : 20  trong 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan được tối đa bao nhiêu gam sắt ?

A. 3,36 gam.                      B. 3,92 gam.                    C. 4,48 gam.                 D. 5,04 gam.

Câu 4:  Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO sản phẩm khử duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan được tối đa 12,88 gam Fe. Số mol của HNO3 có trong dung dịch ban đầu là                            

     A. 1,04 mol.                  B. 0,64 mol.                     C. 0,94 mol.                  D. 0,88 mol.

Câu 5:  Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2M và CuCl2 x (M) sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp hai kim loại. x có giá trị là

     A. 0,4M.                       B. 0,5M.                          C. 0,8M.                       D.1,0M.

Câu 6:  Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (ở đktc). Để hoà tan m gam hỗn hợp X cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HNO3 1M (biết rằng phản ứng chỉ sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO)

     A. 1200 ml.                   B. 800 ml.                        C. 720 ml.                     D. 480 ml.

Câu 7: Cho m gam Fe tan hết trong 400ml dung dịch FeCl3 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 71,72 gam chất rắn khan. Để hoà tan m gam Fe cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HNO3 1M (biết sản phẩm khử duy nhất là NO)

     A. 540 ml.                     B. 480 ml.                        C. 160 ml.                     D. 320 ml.

Câu 8: Cho 6,72 gam bột kim loại Fe tác dụng 384 ml dung dịch AgNO3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và m gam chất rắn. Dung dịch A tác dụng được tối đa bao nhiêu gam bột Cu?

     A. 4,608 gam.               B. 7,680 gam.                  C. 9,600 gam.               D. 6,144 gam.

Câu 9: 400 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và Fe(NO3)3 0,5M có thể hòa tan bao nhiêu gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ só mol nFe : nCu = 2 : 3 (sản phẩm khử duy nhất là NO)?

     A. 18,24 gam.               B. 15,20 gam.                  C. 14,59 gam.               D. 21,89 gam.

Câu 10: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn. m có giá trị là

     A. 31,04 gam.               B. 40,10 gam.                  C. 43,84 gam.               D. 46,16 gam.

Câu 11: Cho 1,152 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được 8,208 gam kim loại. Vây % khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là

     A. 63,542%.                  B. 41,667%.                    C. 72,92%.                    D. 62,50%.

Câu 12: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2,5x (mol/lit) tác dụng với 200ml dung dịch Fe(NO32 x(mol/lit). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,25 gam chất rắn và dung dịch X. Cho HCl vào dung dịch X thu được m gam kết tủa . m có giá trị là

     A. 28,7 gam.                 B. 34,44 gam.                  C. 40,18 gam.               D. 43,05 gam.

Câu 13: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO3 dư thu được x gam chất rắn. Cho NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng, lọc lấy kết tủa nhiệt phân không có không khí được 9,1 gam chất rắn Y. x có giá trị là

     A. 48,6 gam.                 B. 10,8 gam.                    C. 32,4 gam.                 D. 28 gam.

Câu 14:  Cho m gam bột Fe vào trong 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 x(M) và AgNO3 0,5M thu được dung dịch A và 40,4 gam chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). x có giá trị là

     A. 0,8.                           B. 1,0.                              C. 1,2.                           D. 0,7.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu vào 400 gam dung dịch Fe(NO3)3 12,1% thu được dung dịch A có nồng độ Cu(NO3)2 3,71 %. Nồng độ % Fe(NO3)3 trong dung dịch A là

     A. 2,39%.                      B. 3,12%.                        C. 4,20%.                      D. 5,64%.

Câu 16: Cho 5,8 gam muối FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí chứa CO2, NO và dung dịch X. Cho dung dịch HCl rất dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y này hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất.

     A. 9,6 gam.                   B. 11,2 gam.                    C. 14,4 gam.                 D. 16 gam.

Câu 17: Cho 6,48 gam bột kim loại Al vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là

     A. 16,4 gam.                 B. 15,1 gam.                    C. 14,5 gam.                 D. 15,28 gam.

Câu 18: Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4  tác dụng với 100 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc 2,24lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 và khối lượng muối có trong dung dịch Z1?

     A. 1,6M và 24,3 gam.                                           B. 3,2M và 48,6 gam.  

     C. 3,2M và 54 gam.                                              D. 1,8M và 36,45 gam.

Câu 19: Hỗn hợp A gồm Fe2O3 và Cu đem cho vào HCl dư, thu được dung dịch B và còn 1 gam Cu không tan. Sục khí NH3 dư vào dung dịch B. Kết tủa thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn. Khối lượng Cu có trong hỗn hợp đầu là

     A. 1 gam.                      B. 3,64 gam.                    C. 2,64 gam.                 D. 1,64 gam.

Câu 20: Lấy một cốc đựng 34,16 gam hỗn hợp bột kim loại Cu và muối Fe(NO3)3 rắn khan. Đổ lượng nước dư và khuấy đều hồi lâu, để các phản ứng xảy ra đến cùng (nếu có). Nhận thấy trong cốc còn 1,28 gam chất rắn không bị hoà tan. Chọn kết luận đúng?

     A. Trong 34,16 gam hỗn hợp lúc đầu có 1,28 gam Cu và 32,88 gam Fe(NO3)3 .

     B. Trong hỗn hợp đầu có chứa 14,99% Cu và 85,01% Fe(NO3)3 theo khối lượng .        

     C. Trong hỗn hợp đầu có chứa 12,85% Cu và 87,15% Fe(NO3)3 theo khối lượng .

     D. Tất cả đều sai.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025