Cập nhật lúc: 16:20 20-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8
Xem thêm: Bài tập ôn luyện chương oxi - không khí
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG OXI – KHÔNG KHÍ
Đề số 1
A. TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN(4Đ). Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Nhóm công thức nào sau đây biểu diễn toàn Oxit
A. CuO, CaCO3, SO3 C. FeO; KCl, P2O5
B. N2O5 ; Al2O3 ; SiO2 D. CO2 ; H2SO4 ; MgO
Câu 2. Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất sau :
A. Nặng hơn không khí B. Tan nhiều trong nước
C. Ít tan trong nước D. Khó hóa lỏng
Câu 3. Khi phân hủy có xúc tác 122,5g Kaliclorat (KClO3) thể tích khí oxi thu được là :
A.48,0 (l) B. 24,5 (l) C. 67,2 (l) D. 33,6 (l)
Câu 4 : Sự Oxi hóa chậm là :
A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt; B. Sự oxi hóa mà không phát sáng
C. Sự tự bốc cháy ; D. Sự ôxi hóa tỏa nhiệt mà không phát sáng
Câu 5. Số gam Kalipemanganat (KMnO4) cần dùng để điều chế được 5.6 lít khí oxi (đktc) là :
A. 49,25 g ; B. 21,75 g ; C. 79,0 g ; D. 39.5 g
Câu 6. Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. KClO3 và KMnO4 . B. KMnO4 và H2O.
C. KClO3 và CaCO3 . D. KMnO4 và không khí.
Câu 7. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
A. CuO + H2 Cu + H2O .
B. CaO + H2O Ca(OH)2 .
C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 .
D. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O.
Câu 8. Dùng hết 5 kg than ( chứa 90% C, và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu.
Biết Vkk = 5. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít.
A. 4000lít B. 4200lít C. 4250lít D. 4500lít
B. TỰ LUẬN(6Đ).
Câu 1 : Điền công thức hoá học hoặc tên gọi vào ô thích hợp trong bảng sau:
Nguyên tố |
K |
S(VI) |
C(IV) |
Fe(II) |
P(V) |
Al |
CTHH của oxit |
|
|
|
|
|
|
Tên gọi
|
|
|
|
|
|
|
Câu 2: Hãy so sánh sự cháy với sự oxi hoá chậm?
Câu 3 : Cho 13,5g kim loại nhôm tác dụng với 8,96l khí oxi ở đktc.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính khối lượng các chất sau khi phản ứng kết thúc?
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
A. TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN(0,5 x 8=4Đ).
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
D |
D |
C |
A |
B |
B |
B. TỰ LUẬN. (6 điểm).
Câu 1(2,5đ).
Nguyên tố |
K |
S(VI) |
C(IV) |
Fe(II) |
P(V) |
Al |
CTHH của oxit |
K2O |
SO2 |
CO2 |
Fe2O3 |
P2O5 |
Al2O3 |
Tên gọi
|
Kalioxit |
Lưuhuỳnh đioxit |
Cacbon đioxit |
Sắt(III)oxit |
Điphotpho pentaoxit |
Nhôm oxit |
Câu 2: (1đ).
Câu 3: (2,5đ).
Đề số 2
Câu 1 ( 2 điểm)
Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
(Kim loại; phi kim; rất hoạt động; phi kim rất hoạt động; hợp chất)
Khí oxi là một đơn chất (1)............................. Oxi có thể phản ứng với nhiều (2)……..…………, (3)………..….….., (4)…..……... …..
Câu 2: (2 điểm)
Lập phương trình hoá học:
a) biểu diễn sự cháy trong oxi của các chất: Cacbon, khí axetilen(C2H2).
b) Biểu diễn phản ứng hoá hợp của lưu huỳnh với các kim loại : Nhôm; sắt (Biết nhôm hoá tri III, sắt và lưu huỳnh hoá trị II trong các hợp chất ở p/ư này)
Câu 3: (3 đIểm)
Trong các oxit sau: CaO, P2O5, SO3, CO, Fe2O3 ; Hãy chọn ra :
a) Những oxit axit, đọc tên các oxit đó, viết công thức hoá học của các axit tương ứng
b) Những oxit ba zơ, đọc tên các oxit đó, viết công thức hoá học của các bazơ tương ứng
Câu 4: (3 điểm)
a) Tính thể tích khí oxi và không khí cần thiết để đốt cháy 62 gam Phot pho, biết rằng không khí có 20% về thể tích khí oxi, thể tích các khí đo ở đktc.
b) Nếu đốt cháy 15,5 gam phot pho trong 11,2 lit khí oxi (đktc):
* Chất nào còn dư? Khối lượng là bao nhiêu
* Tính khối lượng chất sản phẩm.
(Biết: P = 31 ; O = 16)
|
Đáp án sơ lược |
Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) |
Chọn đúng mỗi từ hoặc cụm từ 0,5 điểm (1) Phi kim rất hoạt động (2) Kim loại (3) Phi kim (4) hợp chất |
2,0
|
Câu2 (2,0 điểm) |
- Lập đúng PTHH của mỗi p/ư 0,5 đ |
2,0 |
Câu3: (3 điểm) |
a) Chọn 2 oxit axit P2O5, SO3 Đọc tên 2 oxit trên Viết công thức axit tương ứng H3PO4, H2SO4. a) Chọn 2 oxit bazơ CaO, Fe2O3 Đọc tên 2 oxit trên Viết công thức bazơ tương ứng Ca(OH)2; Fe(OH)3 |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 4 (3 điểm) |
a) 4P + 5O2 à 2P2O5 nP = 62:31 = 2 mol Theo PTHH nO2= 5/4nP = 5/4 * 2 = 2,5 mol VO2 = 2,5*22,4 = 56 lit VKK = 100/20* 56 = 280 lit b) nP = 15,5/31 = 0,5 mol nO2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol nP(bài ra)/nP(pt)= 0,5/4 = 0,125 nO2(bài ra)/nO2(pt) = 0,5/5 = 0,1 mol 0,125 > 0,1 à P dư à nP2O5 = 2/5nO2 = 2/5*0,5 = 0,2 mol mP2O5= 0,2*142 = 28,4 gam |
0,5
1,0 0,5
1,0 |
|
(Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần) |
10,0 |
Đáp án
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025