Cập nhật lúc: 09:40 26-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
Xem thêm: Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
I.Natri hidroxit (Xút ăn da)
Công thức hóa học NaOH, PTK = 40
1.Tính chất vật lý
- Là chất rắn, không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước.
- Dung dịch Natri hidroxit có tính nhờn làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
=>Khi sử dụng phải hết sức cẩn thận
2. Tính chất hóa học
Natri hidroxit có đầy đủ tính chất hóa học của 1 bazơ
*Làm đổi màu chất chỉ thị:
- Làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
* Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.
Ví dụ: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (*)
Phản ứng (*) là phản ứng ăn mòn thủy tinh (NaOH ở nhiệt độ nóng chảy) vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc.
*Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O
*Tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới
Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
Ví dụ: 2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2↓
*Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan : Al, Al2O3 , Al(OH)3
Ví dụ:
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
- Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng
* Tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen:
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
C + NaOHnóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑
4Ptrắng + 3NaOH + 3H2O → PH3 ↑ + 3NaH2PO2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O
* Điều chế:
- Phương pháp hóa học:
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
Nếu cần một lượng nhỏ, rất tinh khiết, người ta cho kim loại kiềm tác dụng với nước:
Na + H2O → NaOH + H2
-Phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa (có màng ngăn):
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 +H2
*Ứng dụng
Sản xuất xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm và dược phẩm nhuộm, làm khô khí và là thuốc thử rất thông dụng trong phòng thí nghiệm.
II. Canxi hidroxit
-Công thức hóa học: Ca(OH)2
-PTK = 74
-Tên gọi: Canxi hidroxit
-Tên thông thường: Vôi tôi
1.Tính chất vật lý
-Dung dịch trong nước gọi là nước vôi trong. Nước vôi trắng là huyền phù của Ca(OH)2 trong nước. Vôi bột là Ca(OH)2 ở dạng bột.
2.Tính chất hóa học
Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất chung của một bazơ
*Tác dụng với chất chỉ thị
-Làm quỳ tím hóa xanh
-Làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
*Tác dụng với axit: tạo muối và nước.
Ví dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
*Tác dụng với oxit axit :
Ví dụ: Thổi CO2 vào nước vôi trong làm vẩn đục do tạo thành kết tủa CaCO3, tiếp tục thổi nữa thì kết tủa tan tạo thành dung dịch trong suốt:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 +H2O Ca(HCO3)2
*Tác dụng với dung dịch muối:
Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + H2O + CO2
3.Điều chế:
CaO + H2O → Ca(OH)2
4.Ứng dụng:
- Làm vật liệu xây dựng
- Khử chua đất trồng trọt, khử độc, khử trùng, diệt nấm
III.Thang PH biểu thị độ axit hoặc bazơ của dung dịch
PH = 7: Dung dịch trung tính (nước cất có PH = 7)
PH < 7: Dung dịch có tính axit, PH càng nhỏ độ axit càng lớn.
PH > 7: Dung dịch có tính bazơ, PH càng lớn độ axit càng lớn
IV.Bài tập vận dụng
Bài 1: Để phân biệt 2 ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH)2, người ta có thể dùng hóa chất nào?
Bài 2: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
Na → Na2O → NaOH → NaCl → NaOH → Na2SiO3
NaOH → Na3PO4
Bài 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 →CaO→ Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2
Bài 4: Cho 5,6g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số (g) kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8l khí cacbonic.
Bài 5: Dẫn 112ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là muối sunfit.
Viết pthh
Tính khối lượng các chất sau phản ứng
Bài 6: Hòa tan 3,1g Natri oxit vào nước. Tính nồng độ mol/l và nồng độ phần trăm của dung dịch thu được? Biết Dnước =1g/ml
V. Đáp án
Bài 1:
Cách 1: Dùng CO2:
Ca(OH)2: xuất hiện kết tủa trắng,kết tủa tan khi cho dư CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + CO2 dư + H2O Ca(HCO3)2
NaOH: không có hiện tượng gì
Cách 2: Dùng Al hoặc Al2O3 hoặc Al(OH)3:
Dung dịch NaOH hòa tan được Al, Al2O3, Al(OH)3
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Ca(OH)2: Không có hiện tượng gì
Bài 2:
2Na + O2 Na2O
Na2O + H2O NaOH
NaOH + HCl NaCl + H2O
NaCl + H2O NaOH + H2 + Cl2
NaOH + SiO2 → Na2SiO3
2Na + H2O 2NaOH
NaOH + H3PO4 Na3PO4+ H2O
Bài 3:
CaCO3 --> CaO + CO2
CaO + H2O --> Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
CaCO3 + 2HNO3 --> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025